Ung thư lưỡi có chữa được không? Tìm hiểu về khả năng lây nhiễm của ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Ung thư lưỡi có chữa được không? Tìm hiểu về khả năng lây nhiễm của ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi có chữa được không? Ung thư lưỡi có lây lan không?... Hàng ngày, trên các diễn đàn và hộp thư của các bệnh viện nhận được rất nhiều các câu hỏi về bệnh lý này.

Ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng là căn bệnh nguy hiểm. Việc điều trị ung thư thư lưỡi cần nhiều thời gian và công sức cũng như phải áp dụng những kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại. Chúng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của y bác sĩ.

Ung thư lưỡi là một trong các bệnh ung thư nguy hiểm. Chúng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Một trong những lý do khiến căn bệnh này rất khó chữa trị là ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường rất mơ hồ. Rất khó để nhận biết liệu bạn có đang mắc ung thư lưỡi hay không. Chỉ đến khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng, các triệu chứng cũng vì thế mà xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

Theo con số thống kê của một nghiên cứu tại viện khoa học Hoa Kỳ, mỗi năm trên thế giới số người mắc bệnh ung thư lưỡi lên đến 263.900. Trong đó, số bệnh nhân tử vong là khoảng 128.000 trường hợp.

Cũng tại Mỹ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ công bố, năm 2017, số ca ung thư lưỡi mới được phát hiện là 10.687 và số người tử vong lên đến 1.956. Tại Việt Nam, ung thư lưỡi không còn là căn bệnh hiếm gặp. Tỷ lệ mắc phải bệnh lý nguy hiểm này đang có dấu hiệu tăng nhanh và mạnh trong vài năm trở lại. Đây là tình trạng đáng báo động và cần được các cấp chính quyền, cơ sở y tế và người dân cần quan tâm và phòng tránh. 

Không ít bệnh nhân vẫn lo lắng và tự hỏi: "Ung thư lưỡi có chữa được không?" Để tìm cho mình câu trả lời, hãy cùng theo dõi bài viết sau.

1. Ung thư lưỡi có chữa được không?

Ung thư lưỡi có chữa được không là mối quan tâm luôn thường trực trong tâm lý bệnh nhân và người nhà của họ.

Thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh ung thư lưỡi. Trong số đó, yếu tố gần như nắm phần quyết định chính là mức độ và tình trạng bệnh lý của người bệnh. 

Trong trường hợp, bệnh ung thư lưỡi mới chỉ chớm xuất hiện và chưa có dấu hiệu lây lan sang các khu vực khác của cơ thể thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này là nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp phẫu thuật tiên tiến hiện nay. 

Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, các biến chứng xấu và tình trạng không tốt, việc loại bỏ bệnh hoàn toàn là điều không dễ dàng. Bởi lúc này, bệnh đã ngấm sâu và lây lan các bộ phận khác. Tia hy vọng để điều trị hoàn toàn gần như là con số 0. 

Chúng ta cần hiểu rằng, cơ thể con người là một hệ thống thống nhất. Trong đó, các bộ phận, cơ quan liên kết và có môi quan hệ mất thiệt. Nếu thực hiện phương pháp phẫu thuật ở giai đoạn muộn, sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của các cơ quan khác trong hệ thống. 

Bởi vậy, đối với người bệnh ung thư lưỡi giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị, thuốc thay vì phẫu thuật. Những cách này nhằm mục đích chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Từ đó, giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm.

2. Bệnh ung thư lưỡi có lây không?

Ung thư lưỡi là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Việc điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Bên cạnh đó, vẫn không ít người nhà và người bệnh lo ngại về vấn đề lây nhiễm của căn bệnh này. "Liệu ung thư lưỡi có lây không và con đường lây lan của nó như thế nào?"

Ung thư lưỡi là bệnh lý không lan truyền hay lây nhiễm. Bạn có thể sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ cùng người bệnh bình thường mà không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, để bảo vệ sự an toàn cho bản thân, bạn cần tìm hiểu cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cho chính mình. Đừng để đến khi mầm mống bệnh bắt đầu sinh sôi và phát triển mới tìm cách cứu chữa. Bởi lúc này, tỷ lệ loại bỏ hoàn toàn khối u ung thư là khá thấp. 

3. Bị ung thư lưỡi nên làm gì?

Không ít người bệnh bi quan và lo lắng về tình trạng của bạn thân. Hàng ngày, họ lo sợ và đặt cho mình hàng ngàn những câu hỏi như: "Ung thư lưỡi có chết không, Ung thư lưỡi sống được bao lâu…"

Thật ra, tất cả những thông tin ở các phân trên đã ngầm trả lời cho những thắc mắc này. Bởi vậy, việc tốt nhất bây giờ là người bệnh và gia đình cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý. Hãy tập trung vào việc chăm sóc và điều trị bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Điều này sẽ giúp hạn chế những đau đơn, giảm tần suất và cường độ biến chứng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. 

Dù có một số thông tin khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, bất an nhưng chúng hoàn toàn dựa vào cơ sở khoa học và hoàn toàn chính xác. 

Bởi vậy, để bảo vệ chính bản thân cũng như các thành viên trong gia đình, bạn nên áp dụng ngay những biện pháp phòng tránh, bảo vệ, chăm sóc. Đừng vì tâm lý sợ hãi mà buông xuôi bởi cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, việc điều trị ung thư lưỡi triệt để trong tương lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 



Tác giả: Lê Thọ Hưng