Ung thư khí quản là gì? Những điều cần biết để phòng và điều trị ung thư khí quản

Ung thư khí quản là gì? Những điều cần biết để phòng và điều trị ung thư khí quản
Ung thư khí quản gây nên nhiều triệu chứng nguy hiểm, rất khó điều trị khi khối u phình to, xâm lấn sang các cơ quan khác. Do đó, mọi người cần nắm được ung thư khí quản là gì cũng như các kiến thức về phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

Ung thư khí quản được ví như "sát thủ thầm lặng" với các dấu hiệu rất khó nhận ra. Do đó, khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên rõ rệt bệnh nhân mới có thể phát hiện. Lúc này việc điều trị và phục hồi sức khỏe tương đối khó khăn và cần thời gian dài. Bởi vậy, mọi người cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như trang bị đầy đủ kiến thức về ung thư khí quản là gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

1. Ung thư khí quản là gì?

Ung thư khí quản là bệnh lý về đường hô hấp hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Chúng thường được gọi với nhiều cái tên khác nhau như "sát thủ thầm lặng" hay "tử thần" bởi các dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp khác.

Các tế bào ung thư phát triển và hình thành khối u ở khí quản. Sau đó lan rộng sang vòm miệng, cổ họng và đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác nhau cổ, đầu…

Ung thư khí quản có tỉ lệ mắc bệnh khá thấp. Theo thông kế, cứ 1000 người chỉ có 1 người mắc bệnh này. Tuy nhiên mọi người tuyệt đối không được coi thường, không áp dụng biện pháp phòng tránh. Đặc biệt là với những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc trong môi trường độc hại, hóa chất.

2. Các giai đoạn ung thư khí quản

Bệnh ung thư khí phát phát triển tương tối chậm theo 5 giai đoạn:

- Giai đoạn 0: Đây là lúc khối ú bắt đầu hình thành tại tế bào của mô khí quản. Chúng còn khá nhỏ và chưa lấn sâu, xâm chiếm mô xung quanh.

- Giai đoạn I: Khối u nhỏ đã phát triển và có kích thước khoảng 1.5cm. Chúng không lây lan sang bạch huyết nên có thể dễ dàng điều trị, loại bỏ tế bào ung thư bằng cách cắt bỏ khối u và phần mô xung quanh.

- Giai đoạn II: Khối u ung thư phát triển mạnh, có kích thước lớn từ 5-7cm và có thể đã hoặc chưa lan tới hạch bạch huyết.

- Giai đoạn III: Đây là thời điểm khối u có đạt kích thước lớn và ăn sâu vào khí quản. Chúng cũng xâm chiếm, lan rộng vào hệ bạch huyết và gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, lúc này, tế bào ung thư vẫn chưa lan rộng sang các cơ quan ở xa.

- Giai đoạn IV: Khối u phát triển vượt tầm kiểm soát, lấn sang hệ bạch huyết và di căn sang phế quản, não, phổi, xương và gan....

3. Dấu hiệu bệnh ung thư khí quản là gì?

Ung thư khí quản là gì và làm cách nào để nhận biết bệnh? Ung thư khí quản là khi vùng khí quản của bệnh nhân hình thành khối u ác tính. Do đó, dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là hiện tượng khó thở. Kèm theo đó là triệu chứng dễ nhận diện khác như:

- Thở dốc, phát ra tiếng khò khè: Người bệnh cảm thấy khó thở, khi thở có tiếng khò khè, hết hơi. Kèm theo đó là cảm giác đau, tức ở vùng ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khối u phát triển gây chèn ép đường khí quản.

- Ho (Có thể kèm theo máu): Cơn ho dai dẳng khiến bệnh nhân khó thở. Ở một số người ho có thể kèm theo máu.

- Nhiễm trùng đường hô hấp: Ung thư khí quản làm hệ miễn dịch và chức năng của khu vực này suy yếu. Do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mủ, nhiễm trùng, mũi chảy dịch màu trắng đục, có đờm lẫn máu...

- Khó nuốt, khàn tiếng: Khối u phát triển chèn ép vào đường khí quản, thực quản, ảnh hưởng đến dây thanh quản. Do đó gây cản trở cho việc nuốt và phát âm.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, đau đầu, chóng mặt… Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện để kiểm tra và kịp thời điều trị.

4. Nguyên nhân bệnh ung thư khí quản

Việc tìm ra nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư khí quản rất quan trọng. Nó giúp mọi người chủ động trong việc phòng ngừa và bảo vệ bản thân:

* Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư khí quản

Đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được các nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư khí quản. Tuy nhiên, dưới đây là các yếu tố dẫn đến bệnh ung thư khí quản cần được chú ý:

- Thuốc lá: Hút thuốc lá và khói thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khí quản. Theo thống kê của Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), có đến 90% bệnh nhân ung thư khí quản là do thói quen hút thuốc lá. Trong khói thuốc có chứa đến 7.000 hóa chất độc hại như oxit nitơ, carbon monoxide… Chúng làm thay đổi tính chất và gây ảnh hưởng đến quá trình phân bào của các tế bào trong cơ thể.

- Di truyền học: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bị ung thư khí quản, nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác sẽ cao hơn bình thường.

- Tuổi tác: Các bệnh nhân ung thư khí quản ở độ tuổi trên 65 rất cao, khoảng 35%. Điều này là do khi lớn tuổi, khả năng tiếp xúc với các hóa chất độc hại càng lớn. Việc này gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Tiền sử bệnh đường hô hấp: Bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, lao phổi, khí phế thủng… có nguy cơ bị ung thư khí quản cao hơn người thường.

- Người sử dụng xạ trị vào ngực: Bệnh nhân từng mắc bệnh ung thư vú, ung thư gan đã qua điều trị bằng liệu pháp xạ trị. Nguy cơ này càng cao hơn đối với những người có thói quen hút thuốc lá.

* Đối tượng nguy cơ mắc ung thư khí quản

Bất cứ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc ung thư phế quản. Tuy nhiên, nam giới lớn tuổi thường chiếm tỉ lệ lớn. Dưới đây là các đối tượng có khả năng bị viêm khí quản hàng đầu:

- Người thường xuyên hút thuốc lá

- Người sinh sống, làm việc trong môi trường có người hút thuốc lá, hít phải khói thuốc

- Làm các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, chất gây ung thư như arsen, crom và niken…

- Gia đình có tiền sử ung thư khí quản

5. Phương pháp điều trị ung thư khí quản

Tùy vào giai đoạn phát triển bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán và đưa ra phương án phù hợp nhất. Trong đó, các phương pháp phổ biến thường được áp dụng bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Chúng có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp.

Phẫu thuật ung thư khí quản

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao khi bệnh ung thư khí quản đang ở giai đoạn đầu. Lúc này khối ú còn khá nhỏ, có thể hoàn toàn được loại bỏ cùng một vùng mô khỏe mạnh xung quanh.

Đối với các trường hợp u đã phát triển, xâm lấn rộng tại khu vực khí quản, phần bị ảnh hưởng sẽ bị cắt bỏ. Sau đó bác sĩ sẽ nối các đầu cắt lại khiến ống khí quản ngắn hơn so với trước khi phẫu thuật. Bởi vậy, bệnh nhân cần được áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng thở.

Liệu pháp xạ trị

Xạ trị là hình thức sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc sau phương pháp phẫu thuật để loại bỏ triệt để các tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát, di căn.

Liệu pháp này được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư khí quản ở giai đoạn đầu, ung thư cấp thấp. Thông thường, đây là những bệnh nhân có sức khỏe yếu, không thể thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng hóa chất, thuốc để giết chết tế bào ung thư. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp như carboplatinor hoặc cisplatin. Tuy nhiên, phương pháp này thường ít khi được áp dụng trong điều trị ung thư khí quản.

Phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân trước khi được điều trị sẽ tiến hành gây mê toàn thân. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng máy soi phế quản để đặt Cryoprobe đặt gần khối u và truyền ni tơ lỏng qua đầu dò.

Nhìn chung, liệu pháp lạnh khá an toàn và không gây phản ứng phụ cho bệnh nhân. Một số trường hợp chỉ ho có đờm trong vài ngày và tự khỏi.

6. Cách phòng tránh ung thư khí quản

Ung thư khí quản là gì? Khi tìm hiểu về căn bệnh này, mọi người đều nhận ra rằng thuốc lá, hóa chất độc hại chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi vậy, cách phòng tránh ung thư khí quản hiệu quả nhất chính là tránh xa các tác nhân gây bệnh này.

- Bỏ hút thuốc lá: Hãy từ bỏ thói quen xấu hút thuốc lá. Nếu gặp khó khăn, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch bỏ thuốc hiệu quả, triệt để. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thay thế thuốc như nicotine.

- Tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc: Sống và làm việc trong không gian có nhiều khói thuốc nguy hiểm không khác gì việc bạn hút chúng. Do đó, nếu xung quanh bạn có người hút thuốc lá, hãy yêu cầu họ ra bên ngoài. Đồng thời hạn chế đến những nơi công cộng, quán bar hay tìm đến các địa điểm cấm hút thuốc lá.

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Bạn nên có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân khỏi các hóa chất độc hại có nguy cơ gây ung thư. Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường này, hãy đảm bảo sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ, mặt nạ chống độc. Đồng thời, nên tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ về các cách bảo vệ bản thân hiệu quả nhất.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng tránh ung thư khí quản. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại vitamin liều cao dạng thuốc bởi chúng có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.

- Sinh hoạt điều độ: Làm việc có chừng mực và nghỉ ngơi đầy đủ chính là cách giúp bạn giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật hiệu quả.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Hãy thường xuyên áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, đi bơi, đạp xe để tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.

7. Cách ăn uống cho người bị ung thư thư khí quản

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị ung thư khí quản. Do đó bệnh nhân cần chú ý xây dựng cho bản thân một thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, chống lại các tế bào ung thư. Cũng như đáp ứng thể lực cho các phương pháp điều trị bệnh.

7.1. Bệnh nhân ung thư khí quản nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư khí quản:

- Rau xanh, hoa quả tươi:

Các loại rau xanh, trái cây người bệnh nên dùng như: Măng tây, cam, táo, quýt, súp lơ, rau cải… Ngoài ra, do cơ thể người bệnh lúc này thường mệt mỏi, chán ăn do đó nên chọn các loại thực phẩm, thức ăn dạng mềm hoặc xoay nhuyễn.

- Tinh bột

Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư khí quản không thể thiếu tinh bột. Các nguồn cung cấp tinh bột dồi dào bao gồm gạo, lúa mì, yến mạch, khoai lang, ngô sắn… Tùy từng nguyên liệu, bệnh nhân có thể ăn trực tiếp hoặc xay thành bột nấu cháo, súp cho dễ tiêu hóa.

- Thực phẩm chứa nhiều protein:

Protein là dưỡng chất quan trọng, không thể thiếu để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại sự phát triển và hủy hoại của tế bào ung thư. Trong đó, các nguồn cung cấp protein như thịt động vật, cá, đậu tương, lạc… Bệnh nhân cần chú ý đảm bảo lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến.

- Các thực phẩm khác:

Ngoài các loại thực phẩm kể trên, bệnh nhân ung thư khí quản đừng quên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa để kích thích vị giác, tăng cảm giác ăn ngon miệng. Đồng thời ăn thêm sung, hạnh nhân, lươn… để làm giảm tình trạng đau tức ngực.

7.2. Bệnh nhân ung thư khí quản không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho việc điều trị ung thư khí quản, bệnh nhân cũng cần tránh các nhóm sau đây:

- Các loại chất kích thích: Thuốc lá, bia rượu, các chế phẩm từ bia rượu...

- Đồ ăn nhanh, đóng hộp có sẵn, nhiều dầu mỡ, dưa muối, cà muối… Các món ăn được chế biến theo hình thức chiên, xào rán

- Các loại thịt đỏ giàu chất đạm: Thịt bò, thịt cừu, thịt chó...

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư khí quản

Khi mắc bệnh ung thư khí quản, đa số người bệnh và gia đình đều hoang mang và lo lắng. Họ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc như:

8.1. Bệnh ung thư khí quản có chữa được không?

Các giai đoạn của ung thư khí quản thường phát triển khá chậm. Do đó, nếu phát hiện từ sớm và được điều trị kịp thời, đúng cách, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao.

Trong trường hợp bệnh được phát hiện muộn hoặc khối u phình đại, lan rộng sang các cơ quan khác, tùy vào tình trạng bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Ngoài phương pháp phẫu thuật thường thấy, bệnh nhân có thể được kết hợp cùng hóa trị, xạ trị và nito lỏng. Kèm theo đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng chuyên sâu, vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

8.2. Bệnh ung thư khí quản có lây không?

Rất nhiều bệnh nhân ung thư khí quản lo lắng về việc có thể lây bệnh cho người thân, mọi người xung quanh khi tiếp xúc. Họ cho rằng bệnh có lây cho người khác qua các hình thức ngủ hay ăn chung. Do đó thường tự cách ly bản thân với mọi người và gia đình.

Tuy nhiên, cho đến nay không có bất cứ tài liệu khoa học hay nghiên cứu nào chứng minh ung thư khí quản có thể lây nhiễm. Do đó, bệnh nhân cần hiểu đúng về điều này và không cần quá lo lắng.

8.3. Bệnh ung thư khí quản có di truyền không?

Ung thư khí quản là gì? Ung thư khí quản có di truyền hay không? Ung thư khí quản hoàn toàn không di truyền. Tuy nhiên, nếu gia đình có người từng mắc bệnh ung thư khí quản thì người thân sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Ví dụ: Trong gia đình có mẹ mắc ung thư khí quản. Các con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tế bào ung thư khí quản truyền từ đời mẹ sang đời con.

9. Hình ảnh về bệnh

Dưới đây là các hình ảnh về bệnh ung thư khí quản:


Ung thư khí quản là gì? Những điều cần biết để phòng và điều trị ung thư khí quản - Ảnh 2.

Vị trí phát triển của khối u ung thư trong khí quản


Ung thư khí quản là gì? Những điều cần biết để phòng và điều trị ung thư khí quản - Ảnh 3.

Hình ảnh khối u phát triển, phình to và gây xâm lấn hệ bạch huyết


Ung thư khí quản là gì? Những điều cần biết để phòng và điều trị ung thư khí quản - Ảnh 4.

Các khu vực tế bào ung thư khí quản có thể lây lan nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Ung thư khí quản mặc dù là căn bệnh ung thư đường hô hấp hiếm gặp. Tuy nhiên những dấu hiệu của bệnh thường rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện do đó việc điều trị nhanh chóng, kịp thời gặp không ít khó khăn. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình chính là từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, tránh xa các hóa chất độc hại và xây dựng môi trường sống trong lành…


Tác giả: Lê Thọ Hưng