Ung thư gan: nguyên nhân, dấu hiệu, tầm soát, điều trị và cách phòng ngừa

Ung thư gan: nguyên nhân, dấu hiệu, tầm soát, điều trị và cách phòng ngừa
Ung thư gan là ung thư xuất phát từ trong các tế bào gan, là hiện tượng các tế bào gan phát triển mất kiểm soát, chèn ép các tế bào khác, làm suy yếu chức năng gan nhanh chóng. Bệnh ung thư gan được coi là một căn bệnh hiểm nghèo, tiên lượng xấu, thời gian sống của bệnh nhân thường ngắn.

1. Ung thư gan là gì?

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, gan có chức năng lọc bỏ độc tố trong máu, tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn và dự trữ năng lượng. Ung thư gan là tình trạng các tế bào ác tính phát sinh từ các mô trong gan phát triển và lan rộng nhanh chóng. Khi bị ung thư, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, gây nhiều ảnh hưởng cực kỳ xấu tới cơ thể.

Ung thư gan thường thấy ở các nước Châu Phi, Đông Á và Đông Nam Á, ít gặp hơn ở các nước châu Mỹ và châu Âu. Theo thống kê của Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu Glococan thì ung thư gan xếp thứ 7 về tỉ lệ mắc nhưng lại xếp thứ 2 về tỉ lệ tử vong, chỉ sau ung thư phổi. Trung bình có khoảng hơn 20,000 ca tử vong mỗi năm do mắc bệnh ung thư gan.

ung-thu-gan

Ung thư gan là tình trạng các tế bào ác tính phát sinh từ các mô trong gan phát triển và lan rộng nhanh chóng. (Nguồn ảnh: Internet)

Ung thư gan có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là ung thư tế bào gan và ung thư đường mật. Ung thư u mạch máu ác tính (ung thư xuất phát từ tế bào lót trong mạch máu) và ung thư u nguyên bào gan (thường gặp ở trẻ em)  thì hiếm gặp hơn.

Ung thư gan nguyên phát là các tế bào ung thư xuất phát từ gan. Ung thư gan thứ phát là bệnh ung thư ở các bộ phận các di căn sang gan. Đa số các ca mắc ung thư gan đều là dạng thứ phát.

2. Dấu hiệu ung thư gan

Thường thì ung thư gan có những triệu chứng khá mơ hồ, không rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu của bệnh. Có những trường hợp không có triệu chứng gì đáng kể nhưng lại phát hiện bị ung thư gan qua lần khám tổng quát hoặc đi khám, đi siêu âm ổ bụng vì một bệnh khác. Vì vậy bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có những dấu hiệu sau:

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu ung thư gan phổ biến nhất. Khi bị ung thư gan, cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, người bệnh mất đi khả năng lao động. Đi kèm với mệt mỏi, người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể và bị sụt cân. Ở giai đoạn cuối, có người có thể sụt từ 5-6 kg trong vòng 1 tháng.

Rối loạn tiêu hóa

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Do vậy, khi gan bị tổn thương, chức năng tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, cảm giác đầy bụng, chướng bụng mặc dù không ăn gì hoặc ăn rất ít. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng dữ dội. Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái đi đại tiện nhiều lần trong một ngày, để ý sẽ thấy phân nát và có nhiều chất nhầy.

Đau tức liên tục

Đây cũng là dấu hiệu ung thư gan thường gặp. Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư có thể gây kích ứng và viêm gan, khiến gan sưng và nở to. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy sưng bụng ở vùng gan và đau bụng nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng sưng và đau sẽ nghiêm trọng hơn do khối u ngày càng phát triển. Việc chấm dứt những cơn đau này cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ làm cho chức năng gan bị suy giảm thêm.

dấu hiệu ung thư gan

Đau tức liên tục là dấu hiệu ung thư gan thường gặp. (Nguồn ảnh: Internet)

Nước tiểu sẫm màu

Nồng độ Bilirubin trong máu tăng sẽ làm thay đổi màu sắc nước tiểu, khiến màu sắc nước tiểu chuyển từ vàng đậm sang nâu. Nếu như bạn nhận thấy có sự thay đổi trong màu sắc nước tiểu khi bạn đang không dùng bất cứ loại thuốc nào thì bạn cần theo dõi thêm và đi khám sớm. Vì đây rất có thể là một biểu hiện của ung thư gan ở giai đoạn đầu.

Gan to

Gan to là một trong những triệu chứng ung thư gan ở giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh có thể sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Những khối u này là biểu hiện của việc gan đã bị hỏng nghiêm trọng. Các khối u với kích thước khác nhau nằm trên bề mặt bụng trên. Cơ thể người bệnh sẽ bị suy kiệt nhanh chóng. Một số dấu hiệu khác đi kèm gồm: xuất hiện những mạch sao trên vùng da mỏng của cơ thể, rụng lông và rụng tóc.

Lá lách lớn đồng thời bị xuất huyết tiêu hóa

Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, do dạ dày và gan liên quan mật thiết với nhau nên khi gan bị suy giảm chức năng nghiêm trọng thì chức năng của dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Lá lách cũng liên quan đến gan, do vậy khi bị ung thư gan, lá lách cũng sẽ to dần lên.

Vàng da

Vàng da là biểu hiện đặc trưng của ung thư gan giai đoạn cuối. Khi các khối u phát triển lớn, chúng sẽ chèn ép gan, làm tắc nghẽn giữa ống mật và gan, gây ra tình trạng vàng mắt hoặc vàng da.

Cổ trường

Ở giai đoạn cuối, bụng của bệnh nhân có thể bị phình lớn, có màu vàng của cỏ úa hoặc màu đỏ của máu.

3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan?

Nắm được các yếu tố nguy cơ có thể giúp mọi người phòng tránh ung thư gan tốt hơn:

- Nam giới thường dễ bị ung thư gan hơn nữ giới.

- Chủng tộc da vàng thường có nguy cơ cao hơn chủng tộc người da đen và da trắng.

- Những người mắc viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ hóa đường mật,... thường dẫn tới xơ gan, sau đó là ung thư gan.

- Uống rượu nhiều cũng làm tăng nguy cơ xơ gan, dẫn đến bệnh ung thư gan.

- Gan bị tổn thương do nhiễm ký sinh trùng (như sán) cũng làm tăng nguy cơ ung thư.

- Thống kê cho thấy tỉ lệ mắc ung thư gan ở những người hút thuốc cao hơn nhóm không hút thuốc.

- Tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư: Aflatoxins (được sinh ra từ nấm Aspergillus có trong lạc, ngô, gạo, lúa mì,...), Vinyl Chloride (có trong nhựa và chất cản quảng), Arsenic (có trong nước giếng khoan, nước nhiễm khuẩn),...

- Những người mắc các bệnh hiếm gặp như Wilson, Tyrosinemia, bệnh thiếu Alpha-1-antitrypsin, bệnh ứ sắt di truyền,... cũng làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

4. Chẩn đoán ung thư gan như thế nào?

Sau các thủ tục thăm hỏi và khám sơ, nếu có nghi ngờ ung thư gan, các bạn sĩ sẽ yêu thực hiện một số xét nghiệm:

- Siêu âm ổ bụng: Thường sẽ là siêu âm đầu dò để kiểm tra xem gan và các bộ phận khác có gì khác thường không.

- CT-scan: Phương pháp này sử dụng tia X để chụp lại những hình ảnh chi tiết các bộ phận cơ thể. Nếu có bất kì khối u bướu nào trong gan hoặc các bộ phận lân cận thì CT-scan đều cho ra hình ảnh rõ nét thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí của chúng.

- MRI: Cũng giống như CT-scan, nhưng thay vì sử dụng tia X thì các bác sĩ sẽ sử dụng từ trường để xem được cả trong mạch máu trong gan. MRI giúp xác định ung thư gan đã xâm lấn, di căn hay chưa.

- Sinh thiết gan: Các bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ mô gan và kiểm tra chúng xem chúng có chứa các tế bào ung thư hay không.

5. Các giai đoạn của bệnh ung thư gan

Các bác sĩ sẽ xếp giai đoạn ung thư gan nhờ vào CT-Scan hoặc MRI. Các tế bào gan phát triển bất bình thường càng nhiều thì xếp hạng phân độ càng cao, bệnh phát triển nhanh hơn, tiên lượng xấu hơn. Bệnh ung thư gan sẽ được chia làm 4 giai đoạn:

Ảnh 5.

4 giai đoạn của bệnh ung thư gan

- Giai đoạn 0: Không phát hiện thấy u bướu bất thường.

- Giai đoạn 1: Có phát hiện u bướu, nhưng u bướu đơn độc, chưa xấm lấn sang các mạch máu.

- Giai đoạn 2: Có phát hiện u bướu đơn độc và đã xâm lấn sang mạch máu, nhưng khối u có kích thước nhỏ hơn 5cm

- Giai đoạn 3: Giai đoạn 3A là khi đã có nhiều u bướu kích thước lớn hơn 5cm. Ở giai đoạn 3B thì có u bướu ở mọi kích thước, đã xâm lấn và tĩnh mạch.

- Giai đoạn 4: Những khối u đủ mọi kích thước đã lan sang mạch máu và các cơ quan lân cận.

6. Các phương pháp điều trị ung thư gan

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan. Nhưng dựa vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.

- Phẫu thuật: Là phương pháp cắt bỏ một phần gan có chứa khối u. Nếu cắt phần lớn hoặc toàn bộ gan thì sẽ thực hiện ghép gan.

- Bào mòn khối u: Bằng cách sử dụng sóng ngắn hoặc sóng cao tần để đốt nóng khối u. Hoặc bác sĩ cũng có thể tiêm cồn vào khối u để đông lạnh, tiêu diệt chúng.

- Xạ trị: Bác sĩ sẽ sử dụng máy bắn tia X để tiêu diệt tế bào ung thư từ ngoài cơ thể. Hoặc bác sĩ sẽ đưa chất phóng xạ vào mạch máu gần khối u bằng cách tiêm truyền.

- Hóa trị: Bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc chống lại ung thư vào đường tĩnh mạch. Thuốc sẽ đi khắp cơ thể và tiêu diệt các khối u cũng như các tế bào ung thư.

- Liệu pháp ngắm trúng đích: Đây là phương pháp mới, sử dụng những loại thuốc chỉ tác động lên tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

điều trị ung thư gan

dựa vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. (Nguồn ảnh: Internet)

7. Tiên lượng bệnh nhân ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, tiên lượng xấu. Thời gian xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, sức chịu đựng của bệnh nhân, bệnh nhân có đáp ứng điều trị hay không,.... Tuy nhiên, tổng kết lại, với bệnh nhân ung thư gan ở gian đoạn 1 và 2, tỉ lệ sống sau 5 năm là 31%. Với bệnh nhân ở gian đoạn 3 và 4 thì thời gian sống chỉ còn từ 3 đến 5 tháng.

8. Tái khám sau điều trị ung thư gan

Tái khám là điều rất cần thiết sau khi việc điều trị đã kết thúc, nhằm theo dõi xem ung thư có quay trở lại không, cơ thể có gặp tác dụng phụ gì sau điều trị không? Trong 2 năm đầu sau điều trị, bệnh nhân cần tái khám mỗi 3-6 tháng, sau đó chu kì là 6-12 tháng.

9. Tầm soát ung thư gan

Các bác sĩ khuyên người khỏe mạnh nên đến bệnh viện tầm soát ung thư 3 năm 1 lần. Đối với các đối tượng mắc các bệnh về gan, nhiễm, HBV/HCV, người có người thân mắc ung thư gan,... thì nên đi tầm soát ung thư 3-6 tháng 1 lần. Thường tầm soát ung thư bằng cách siêu âm bụng và xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm AFP.

10. Cách phòng ngừa bệnh ung thư gan

- Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B.

- Tránh ra rượu bia, thuốc lá và các thực phẩm kém lành mạnh.

- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Bảo hộ cẩn thận khi làm việc ở các môi trường sử dụng nhiều hóa chất.

- Giữ cân nặng ở tiêu chuẩn, giữ chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên tập thể dục. Việc này sẽ giúp tránh bệnh gan nhiễm mỡ, nâng cao chức năng gan.

- Khám định kì để phát hiện và điều trị các bệnh về gan sớm nhất, tránh trường hợp dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

11. Ung thư giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư gan giai đoạn đầu có thể điều trị được bằng cách loại bỏ các tế bào ung thư, không cho chúng phát triển nữa. Tuy nhiên nếu bệnh đã ở giai đoạn cuối thì tế bào ung thư đã gia tăng kích thước và di căn tới nhiều nơi khác trong cơ thể, khiến khả năng điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia y tế, hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi ung thư gan giai đoạn cuối.

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu? Thông thường, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối chỉ sống được trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn thì người bệnh chỉ có thể sống được thêm 1 tháng.

Tác giả: Mai Nhung