Chứng bệnh ung thư da được hình thành do các tế bào da bị đột biến và tăng trưởng một cách bất thường. Căn bệnh này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân nhưng nó thường phát triển mạnh ở vùng da khi phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì bệnh ung thư da phát triển theo 5 giai đoạn, tính từ giai đoạn 0 tới giai đoạn 4.. Và ung thư da được cho là chỉ di căn khi đã chuyển sang giai đoạn cuối - giai đoạn 4.
Ở 3 giai đoạn đầu của bệnh, tức là trong giai đoạn 0 đến giai đoạn 2, người mắc bệnh ung thư da không có dấu hiệu di căn mà sẽ chỉ xuất hiện những nốt ban đỏ ở trên bề mặt da. Dấu hiệu của các nốt ban này có thể xuất hiện màu đỏ, màu đen, trắng hay xanh, có thể là nổi sần trên da hoặc láng mịn hoặc bị bong vảy không khác gì bệnh vảy nến và viêm da…
Các nốt ban đỏ trên da cảnh báo bệnh ung thư da đang ở vào trạng thái nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Nốt ruồi hoặc nốt ban ung thư da có thể tăng kích thước hoặc biến đổi màu sắc sau một thời gian chúng phát triển. Viền nốt ruồi có thể trở nên sáng hơn, bị viêm gây chảy máu thậm chí là bị lở loét, chảy mủ và bị sưng phồng lên.
Đặc biệt, người bệnh ung thư da có thể xuất hiện các vết sần cứng ở trên da cổ, lưng, ngực, thậm chí là ở mặt… Về màu sắc thì các vết sần này có mảng bám bên ngoài màu vàng nhạt hoặc trắng sữa và sưng, tấy và khi sờ vào sẽ cảm thấy rất đau. Bên cạnh đó thì người bệnh còn có triệu chứng là bị ngứa da và đau rát.
Đến giai đoạn cuối cùng thì các tế bào ung thư da sẽ bắt đầu quá trìnhdi căn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
– Các nốt ruồi hoặc đốm nâu trên da sẽ lan rộng rất nhanh và lở loét. Chân của nốt ruồi cũng sẽ bắt đầu bám sâu hơn vào da.
– Các tế bào ung thư da theo đường máu truyền đi khắp cơ thể, xâm lấn và di căn vào các cơ quan nội tạng quan trọng như: Gan, dạ dày, phổi hay thậm chí là cả não… làm cho các cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng.
– Các tế bào ung thư da di căn vào hạch bạch huyết ở khu vực cổ, bẹn hay nách… khiến cho các hạch này bị sưng phồng lên, sờ vào hạch có thì chỉ có cảm giác cứng nhưng không thấy đau. Hạch bạch huyết có thể bị vỡ ra và lở loét khi bị phình quá to.
Tuy bệnh ung thư da không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhưng một khi bệnh đã đến giai đoạn bị di căn thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Do đó, mỗi chúng ta cần có những lưu ý, quan tâm tới da của mình nhiều hơn để có cách phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời, hiệu quả.
Chú ý rằng, khi đã bị ung thư da di căn, người bệnh nên tránh không để cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Vì trong chúng ta ai cũng biết rằng tia cực tím chính là tác nhân gây ung thư da khi da phải tiếp xúc lâu với chúng. Có thể thấy rằng, khi đã bị bệnh ung thư da thì việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím là cực kỳ nguy hiểm.