Tinh hoàn là bộ phận vô cùng quan trọng vì nó có vai trò sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng để phục vụ cho hoạt động sinh sản.
Những dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn hay chấn thương… có thể dẫn đến những bệnh lý ở tinh hoàn gây suy giảm sức khỏe sinh sản nam giới.
Đây là bệnh lý phổ biến, cứ 7 nam giới thì có 1 người mắc phải chứng giãn mạch thừng tinh. Các tĩnh mạch giãn quá mức phì đại có thể làm hình thành các khối u ở tĩnh mạch tinh hoàn. Các khối u sẽ tăng dần kích thước qua thời gian, nhận biết rõ hơn vào tuổi dậy thì.
Tràn dịch tinh mạc là sự tích tụ của dịch quanh một hoặc cả hai tinh hoàn không gây đau nhưng vùng bìu hoặc vùng bẹn có thể bị sưng lên. Bệnh thường gặp nhiều ở những bé nam sinh non.
Ảnh: Internet
Nang mào tinh hoàn là bệnh lý viêm nhiễm nam khoa khá phổ biến, do sự ứ đọng, tắc nghẽn của một hoặc vài ống dẫn tinh ở mào tinh hoàn gây ra hiện tượng tiết dịch và hình thành u nang.
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh tự xoay quanh trục của nó dẫn đến co thắt cản trở quá trình lưu thông máu ở tinh hoàn. Bệnh xuất hiện bất kỳ độ tuổi nào nhưng đặc biệt nhiều ở tuổi dậy thì. Xoắn tinh hoàn cần được lập tức điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm cho tinh hoàn.
Ảnh: Internet
Mào hoàn là bộ phận dự trữ tinh trùng thường bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn lậu, Chlamydia hay vi rút quai bị gây ra.
Đa phần khối u tiến triển thầm lặng nên khó phát hiện bởi vì nó không gây đau. Đa số các khối u ác tính ngày một phát triển nhanh, xâm lấn toàn bộ tinh hoàn nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên nếu quan tâm sức khoẻ tiến hành tầm soát thường xuyên nên phát hiện sớm khối u thì khả năng chữa trị lành bệnh là rất cao.
Trên đây là những bệnh lý tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới. Các bệnh lý đa phần sẽ không gây nguy hiểm cho tính mạng và biến chứng nếu nam giới quan tâm đến sức khỏe cá nhân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Bên cạnh nâng cao hiểu biết về bệnh nam giới cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, như sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho "cậu nhỏ" và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bệnh phát triển âm thầm nhằm điều trị được hiệu quả và dễ dàng hơn.