Ngoài việc băn khoăn ù tai có phải là tác dụng phụ sau tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không thì nhiều trường hợp đã báo cáo rằng họ bị ù tai sau khi nhiễm Covid-19. Liệu ù tai có phải dấu hiệu nhiễm Covid-19 không?
Các bài viết tràn ngập trên Twitter nói rằng họ bị ù tai khi nhiễm Covid-19. Người khác thì cho biết vài tháng sau khi nhiễm Covid-18 họ bị mất thính giác ở một bên tai hoặc tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn,...
Theo Viện Quốc gia về Điếc và Rối loạn Giao tiếp khác (NIDCD) thì ù tai là một tình trạng thính giác xuất hiện các tiếng kêu, phần lớn là âm đơn lúc thì vo ve, lúc thì như tiếng chuông, lúc thì lại như song biển,... Hay nói cách khác người bị ù tai có thể cảm thấy xuất hiện âm thanh với cường độ lớn hoặc nhỏ ở một hoặc cả hai tai.
Ù tai có thể gây ra một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi bệnh nhân liên tục nghe thấy những âm thanh đó và không có dấu hiệu dừng lại. Khủng khiếp nhất là khi ở trong một không gian yên tĩnh, âm thanh do ù tai gây ra càng rõ ràng và khó chịu hơn. Nó gần như theo bạn mọi lúc.
"Trước khi bạn cảm thấy hoang mang và lo sợ về việc mình bị ù tai thì hãy bình tĩnh lại, việc xuất hiện những âm thanh nhỏ dạng "ngẫu nhiên" là một điều hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi tình trạng ù tai không thuyên giảm sau 48 giờ hoặc cảm giác tai như bị đập rung lên" - Deyanira Gonzalez, Au.D, một chuyên gia thính học tại Đại học Y Baylor cho biết.
Để kết luận chính xác vấn đề này ở thời điểm hiện tại có chút khó khăn. Hiện tại, ù tai không được đề cập đến trong danh sách các triệu chứng nhiễm Covid-19 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC hay Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù đã có một số nói rằng họ gặp phải chứng ù tai sau khi nhiễm virus.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí International Journal of Audiology về mối liên hệ giữa ù tai và Covid-19. Các nhà khoa học đã phân tích báo cáo của 28 trường hợp và 28 nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional) và phát hiện ra rằng, có tới 15% người trưởng thành dương tính với Covid-19 gặp phải một số vấn đề về thính giác, bao gồm cả chứng ù tai. Trên thực tế, ù tai là một trong các vấn đề về thính giác phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải.
Trong số này cho thấy, việc nhiễm Covid-19 còn khiến tình trạng ù tai trở nên tệ hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health đã thăm dò ý kiến của 3.103 người bị ù tai trên khắp thế giới và phát hiện ra rằng 40% có các triệu chứng thính giác tồi tệ hơn do COVID-19.
Omid Mehdizadeh, MD, một bác sĩ tai mũi họng và thanh quản tại Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California cho biết: "Virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể gây ù tai. Cơ chế hoạt động cũng tương tự như việc virus gây nhiễm trùng tai hay xoang gây ra".
Mặc dù lý do chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng có một số giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra. Chẳng hạn như việc nhiễm virus Covid-19 có thể gây ra "phản ứng quá mức" ở hệ miễn dịch dẫn tới sự gián đoạn đường truyền từ não tới tai của bạn. Hoặc ù tai có thể xảy ra do hệ thống thính giác gặp trục trặc. Phản ứng viêm do Covid-19 gây ra có thể ảnh hưởng tới tai.
TS. Mehdizadeh cho biết: "Nếu bạn bị ù tai, bác sĩ sẽ khuyên bạn đi kiểm tra thính lực. Dựa trên kết quả kiểm tra thính lực, bạn sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần làm gì tiếp theo".
Không có biện pháp đặc trị cho chứng ù tai. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù và các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù.
- Phẫu thuật loại bỏ dựa vào nguyên nhân gây ù tai
- Điều trị hỗ trợ như sử dụng kích thích từ xuyên sọ (TMS), đeo máy trợ thính, máy tạo tiếng ồn trắng (white-noise),...
Mặc dù chứng ừ tai sẽ biến mất theo thời gian, nhưng cũng có thể trở thành triệu chứng kéo dài bao gồm cả bệnh nhân nhiễm Covid-19 - mặc dù chưa có đủ dữ liệu. Gonzalez nói. "Cần lưu ý rằng không phải ai nhiễm Covid cũng bị ù tai và rất khó để xác định xem ù tai thực sự là do COVID-19 hay các yếu tố khác."
Nguồn dịch: https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/what-is-tinnitus-covid-19