U nang buồng trứng là bệnh gì?. Thông thường u nang buồng trứng sẽ chỉ được phát hiện trong quá trình khám phụ khoa định kỳ và khi được yêu cầu làm siêu âm phụ khoa.
Đặc biệt có trường hợp bệnh nhân bị phình to bụng, khi đi kiểm tra thì phát hiện khối u buồng trứng quá cỡ ở trong ổ bụng.
Bản chất khối u buồng trứng rất đa dạng, tùy từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân.
Sau đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi u nang buồng trứng là gì, dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh u nang buồng trứng qua bài viết bên dưới.
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh được coi là lành tính, khối u phát triển bên trong buồng trứng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc bênh.
U nang buồng trứng là gì? U nang buồng trứng có phải mổ không? (Ảnh: Internet).
Hiện nay, theo nghiên cứu khoa học, u nang buồng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi sinh đẻ, tuy vậy sau mãn kinh vẫn có thể xảy ra và đó là những dấu hiệu tiềm ẩn ban đầu của bệnh ung thư, vì thế nên có những xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm.
U nang buồng trứng bao gồm các dạng: U nang chức năng (bình thường, không liên quan đến bệnh tật), u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.
U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở mọi phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên đối với phụ nữ tiền mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng sẽ thấp hơn các độ tuổi khác.
Không chỉ ở phụ nữ trưởng thành mà các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh u nang buồn trứng. Thậm chí, trong quá trình dậy thì, chưa có kinh nguyệt vẫn có thể có những nang nhỏ xuất hiện trong buồng trứng. Tuy nhiên, nếu biết bệnh u nang buồng trứng là gì các bạn không cần quá lo lắng bởi các nang này cũng là một phần của quá trình dậy thì phát triển. Nếu có thắc mắc gì, hãy tìm đến tham khảo ý kiến của các bác sĩ tư vấn nhé.
Phần lớn các u nang buồng trứng không có triệu chứng và dấu hiệu phát bệnh cụ thể. Trong một vài trường hợp, có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh như:
- Cảm giác căng, tức vùng bụng dưới.
- Đau vùng chậu.
- Đau vùng chậu.
- Đau vùng thắt lưng.
- Đi tiển tiện và đại tiện khó khăn.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Tăng cân bất thường.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Căng tức ngực.
Dấu hiệu u nang buồng trứng là gì? Căng tức ngực có thể là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng (ảnh Internet).
Ngoài ra, nếu u nang vỡ, người bệnh có thể bị đau bụng quẳn quại. Nếu u nang làm xoắn buồng trứng, người bệnh sẽ đau bụng nghiêm trọng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào như: căng, tức đau bụng dưới; đau vùng chậu; xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân. Bởi những dấu hiệu trên có thể là của bệnh u nang buồng trứng hay của một bệnh lý phụ khoa nào đó nguy hiểm hơn.
Triệu chứng u nang buồng trứng là gì? Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? (ảnh Internet).
Lưu ý, tùy theo cơ địa của mỗi người mà cùng một bệnh nhưng lại có những biểu hiện bệnh khác nhau ở các bệnh nhân. Do đó, bạn hãy thông báo chính xác với bác sĩ những dấu hiệu bệnh mà bạn gặp phải để qua đó được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
U nang buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây nên, một số nguyên nhân phổ biến ở người mắc bệnh bao gồm:
- Vấn đề về hormone: các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
- Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ cao mắc bệnh u nang buồng trứng.
- Mang thai: một vài u nang buồng trứng lành tính có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ giúp hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, u nang cũng có thể tồn tại cho đến khi sinh em bé.
- Nhiễm trùng vùng chậu: Vùng chậu bị nhiễm trùng nếu không được điều trị dứt điểm có thể lây lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó hình thành áp xe.
Nguyên nhân u nang buồng trứng là gì? Mang thai có thể dẫn đến u nang buồng trứng (ảnh Internet).
- Có tiền sử bệnh u nang.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Gia đình có người bị u nang buồng trứng.
Bên cạnh việc nắm rõ xem u nang buồng trứng là gì, hãy xem xem có những phương pháp điều trị bệnh nào.
Tùy vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Theo số liệu thống kê, khoảng 90% các ca mắc u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải là ung thư dó đó không cần hoặc ít cần đến các phương pháp điều trị bệnh đặc biệt. Thông thường, u nang chức năng không cần phải điều trị, chúng sẽ tự tiêu biến sau khoảng 8 - 12 tuần.
Trong trường hợp bạn bị u nang tái phát thường xuyên, các bacsi sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai cho bạn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ tái phát u nang trong tương lai nhưng không giúp làm giảm kích thước khối u.
Ngoài ra, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau đây:
- Khối u nang phức tạp.
- Khối u nang gây ra các triệu chứng.
- Khối u nang lớn hơn 10 cm.
- Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.
Bác sĩ cần khám vùng chậu và siêu âm ổ bụng của bệnh nhân để chuẩn đoán bệnh đồng thời xác định rõ vị trí và và kích thước của các khối u. Ngoài ra, bệnh nhân cần tái khám sau 6-8 tháng để theo dõi khối u.
Một số phương pháp chuẩn đoán khác có thể được áp dụng là chụp CT hoặc MRI.
Đối với một số loại u nang đặc biệt, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu. Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân có thể cần phải được sinh thiết.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Tái khám đúng hẹn.
- Tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.
- Chú ý chu kỳ kinh nguyệt và báo cáo với bác sĩ nếu thấy cố bất thường xảy ra.
Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần bởi khám phụ khoa định kỳ rất có lợi cho sức khỏe. Điều này không chỉ tầm soát u nang buồng trứng mà còn kiểm tra luôn ung thư cổ tử cung và ung thư vú – vốn là những vị trí ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.
Những cách điều trị u nang buồng trứng là gì? Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần (ảnh Internet).
Tóm lại
Bài viết trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi chứng bệnh u nang buồng trứng là gì, ngoài ra còn cung cấp cho các bạn thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh. Hi vọng rằng những thông tin được Suckhoehangngay.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng này. Chúc các bạn luôn vui khỏe!