U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào?

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào?
Tình trạng u nang buồng trứng xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên, u nang buồng trứng khi mang thai phổ biến hơn cả. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Đa số các mẹ bầu khi đi khám thai mới phát hiện ra tình trạng u nàng buồng trứng của mình. Hầu hết, các nang buồng trứng đều vô hại vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Tìm hiểu cụ thể về u nang buồng trứng khi mang thai chi tiết hơn qua thông tin trong bài viết dưới đây!

1. U nang buồng trứng khi mang thai xảy ra do nguyên nhân nào?

Thời điểm mang thai, hoàng thể sản xuất ra hormone với mục đích nuôi dưỡng cơ thể và có tác dụng hỗ trợ niêm mạc tử cung phát triển. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai làm tổ và lớn dần đế khi thai nhi đạt từ 10 đến 12 tuần và sự phát triển của bánh nhau thay thế chức năng của hoàng thể.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp hoàng thể vẫn tiếp tục chứa chất lỏng và hiện diện trên buồng trứng thay vì thoái lui và có tên gọi là nang hoàng thể.

Không chỉ vậy, người phụ nữ mang thai còn có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều nang buồng trứng trước khi khi mang thai mà chưa được phát hiện. Những nang này có thể hiện diện, cùng lúc tồn tại trên buồng trứng trong suốt thai kỳ và gây ra tình trạng u nang buồng trứng khi mang thai.

2. Triệu chứng

Trong khi các u nang buồng trứng không có biểu hiện thì một số u nang buồng trứng khi mang thai lại có thể gây ra một vài triệu chứng cụ thể như sau:

- Gây ra tình trạng đau:

Cảm giác đau do u nang buồng trứng gây ra ở phụ nữ mang thai thường khá mơ hồ và có thể xuất hiện cảm giác như đè nặng hơn là đau. Vị trí mà tình trạng đau xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu ở bên có u nang.

Ngoài ra, cơn đau của u nang còn có thể xảy ra là cơn đau đột ngột hoặc cơn đau tăng dần theo mức độ, gợi ý tới khả năng vỡ u nang buồng trứng.

Vị trí của một số trường hợp đau u nang buồng trứng khi mang thai có thể khiến buồng trứng bị xoắn và bà bầu sẽ rất đau đớn, cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào? - Ảnh 2.

Người phụ nữ mang thai còn có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều nang buồng trứng trước khi khi mang thai mà chưa được phát hiện - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Ra máu như hành kinh khi mang thai, mẹ bầu cần biết những nguy hiểm nào?

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai tháng cuối ở bà bầu, tình trạng này có nguy hiểm không?

- Bị đầy hơi, chậm tiêu và ăn kém:

Thực tế, các trường hợp u nang buồng trứng gặp biến chứng vỡ hoặc khi triệu chứng của u nang buồng trứng khi mang thai gặp phải là đau, có thể đến lúc này mới phát hiện do u nang đã có từ trước.

Tuy nhiên, cần biết không phải mọi phụ nữ đều có cảm giác đau sau khi vỡ nang buồng trứng mà còn có các triệu chứng khác như:

- Chảy máu âm đạo.

- Bị buồn nôn hoặc nôn.

- Xuất hiện cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng do mất máu gây ra.

- Có thể bị sốt, khả năng do bị nhiễm trùng.

- Đau âm đạo.

3. U nang buồng trứng khi mang thai có sao không?

Đa số phụ nữ mang thai bị u nang buồng trứng đều lo ngại rằng u nang buồng trứng có gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé hay không?

Thực chất, vì tốc độ phát triển của thai nhi diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, do đó khi bị u nang buồng trứng trong thai kỳ, đặc biệt với các u có khuynh hướng diễn tiến tăng kích thước trong thai kỳ rất khó có thể không gây ra các tác động đến thai nhi.

Có thể hiểu đơn giản, u nang buồng trứng hầu hết là vô hại nhưng bị u nang buồng trứng khi mang thai lại có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau như:

- U chèn ép khi mang thai

Khi u nang to, dạng đặc sẽ gây ra tình trạng chèn ép lên tử cung. Đây là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời khi u nang chèn ép lên các bộ phận lân cận như bàng quang còn gây ra tình trạng bí tiểu, tiểu nhiều lần, chèn ép ruột còn là nguyên nhân làm tăng tình trạng táo bón ở bà bầu.

Trong các trường hợp nguy hiểm hơn, u có thể chèn ép lên niệu quản gây ra tình trạng ứ nước ở thận và dẫn đến viêm đài bể thận hoặc suy thận.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào? - Ảnh 3.

U nang buồng trứng khi mang thai có thể gây chèn ép lên thai nhi - Ảnh Internet

- Nguy hiểm khi u bị vỡ

U bị vỡ được biết là một trong những biến chứng nguy hiểm của u nang. Tình trạng u bị vỡ xảy ra khi u dạng dịch bị tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu chèn ép.

- Hiện tượng xoắn

Đối với hiện tượng xoắn thường xảy ra ở thời kỳ đầu hậu sản. Đây là lúc tử cung nhỏ lại và làm ổ khiến bụng trống và u dễ bị xoắn cuống.

Trong các trường hợp u bị xoắn cuống xảy ra hầu hết với các loại u có cuống nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng.

- U thoái hóa ác tính

Còn tùy thuộc và các loại u khác nhau mà tỉ lệ u thoái hóa ác tính cũng khác nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ u buồng trứng khi mang thai có như sau: khoảng 1/10.000 đến 1/25.000. Trong khi đó, các u thoái hóa ác tính xảy ra khi khối u nằm quá sâu ở trong ổ bụng mà không kịp thời phát hiện.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, các u vẫn có thể thoái hóa thành u buồng trứng và còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và bé.

4. Biến chứng

4.1. Chèn ép thai nhi

Khi bị u nang buồng trứng trong thai kỳ sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Điều này cho biết, thai nhi gắn liền với sự phát triển của kích thước cũng như chịu ảnh hưởng từ khối bào u nang và do đó bào thai sẽ phải chịu nhiều sự chèn ép của khối u.

Trong khi đó, sự chèn ép này còn gây cản trở quá trình phát triển một cách bình thường của thai nhi, khiến cho em bé không có nhiều không gian để phát triển.

Biểu hiện cho thấy rõ u nang đang chèn ép thai nhi là trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây còn là nguyên nhân khiến bà bầu có thai nghén nặng hơn và thường xuyên bị khó chịu, nặng nề hay chướng bụng.

4.2. Tăng nguy cơ sảy thai sớm ở bà bầu

Khi u nang phát triển có thể bị vỡ và xoắn. Trong khi đó, hai biến chứng này lại được biết đến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai sớm khi thai nhi còn ở những tuần tuổi đầu tiên.

Vì vậy, có không ít các trường hợp buộc phải đình chỉ thai nghén để có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu ngay khi phát hiện có thai và khối u nang bị biến chứng cần thực hiện phẫu thuật.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào? - Ảnh 4.

Có rất nhiều mẹ bầu bị u nang buồng trứng nhưng vẫn có thể mang thai và đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ - Ảnh Internet

Tuy nhiên, bị u nang buồng trứng khi mang thai mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì không phải trường hợp nào cũng xảy ra các biến chứng. Bản chất, có rất nhiều mẹ bầu bị u nang buồng trứng nhưng vẫn có thể mang thai và đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ đến khi sinh nở mà không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ, cần theo dõi chặt chẽ và đưa ra các quyết định chính xác.

Đọc thêm: Ăn gì dễ sảy thai? Tìm hiểu những loại thực phẩm gây sảy thai cao ở bà bầu

5. Làm gì nếu bị u nang buồng trứng khi mang thai?

Hầu hết các u nang buồng trứng ở phụ nữ khi mang thai đều không gây ra các nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ bà bầu. Có thể hiểu đơn giản như sau, một u nang hoàng thể, rất có thể nó sẽ tự biến mất trong tam cá nguyệt thứ 2 của bà bầu.

Trong khi đó, các loại u nang buồng trứng khác vẫn có thể tiếp tục phát triển trong thai kỳ của mẹ bầu. Có một số các trường hợp, u nang có thể gây ra cảm giác đau đớn, nặng nề vùng hạ vị cho sản phụ.

Nhưng có thể biết rằng, ngay cả khi các u nang có thể gây ra cảm giác đau đớn ở bà bầu thì các u nang xuất hiện trong thai kỳ này cũng không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bà bầu trong thai kỳ.

Để có thể chắc chắn rằng liệu u nang buồng trứng khi mang thai có hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thai kỳ hay không, có thể theo dõi diễn tiến của các u nang hiện có trong quá trình đi khám thai.

Khi đó, bác sĩ sẽ lên lịch để theo dõi siêu âm thường xuyên hơn nhằm theo dõi sự phát triển của thai, đồng thời còn có thể theo dõi diễn tiến của khối u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng ở bà bầu có thể được theo dõi dựa qua siêu âm. Nhờ thực hiện siêu âm để quan sát u nang buồng trứng, bác sĩ có thể kiểm tra, đo được kích thước cũng như tình trạng bất thường của u nang để đảm bảo rằng u nang không phát triển thêm hoặc không chuyển hướng sang có nguy cơ gây bất lợi cho bào thai cũng như quá trình chuyển dạ của sản phụ về sau.

Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì hầu hết các u nang buồng trứng khi mang thai đều có thể tự biến mất trong thai kỳ mà không cần đến sự điều trị.

Chỉ trong một vài trường hợp cấp tính xảy ra như xoắn buồng trứng, bà bầu lúc này mới cần nhận can thiệp phẫu thuật. Khi mang thai bị xoắn buồng trứng sẽ thực hiện phương pháp phẫu thuật qua nội soi. Đối với những trường hợp u nang lớn và phẫu thuật sử dụng nội soi không thể khả thi thì bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật mở bụng cho bà bầu.

U nang hoàng thể có khuynh hướng diễn tiến trong thai kỳ và còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai dù chưa gây ra triệu chứng gì. Do đó, mang thai bị u nang vẫn cần cân nhắc chủ động can thiệp kịp thời.

U nang buồng trứng khi mang thai có sao không? Ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé thế nào? - Ảnh 5.

Trong một vài trường hợp cấp tính xảy ra như xoắn buồng trứng, bà bầu lúc này mới cần nhận can thiệp phẫu thuật - Ảnh Internet

Thời gian được ưu tiên để can thiệp khi bị u nang trong thai kỳ là sau 13 tuần. Lúc này, thai nhi đã tương đối trưởng thành và có khả năng tiết đủ hormone có tác dụng nuỗi dưỡng thai nhi. Vì vậy, nếu phát triển to sau đó thì một cột mốc có thể nhận thấy cần lựa chọn là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là lúc thực hiện quá trình can thiệp gây nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai thấp nhất.

Có thể biết, u nang buồng trứng khi mang thai được xem là một thai kỳ nguy cơ, đặc biệt khi u nang có khuynh hướng tăng kích thước vào có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.

Ngoài ra, việc theo dõi sát thai kỳ cũng như thực hiện siêu âm đánh giá u nang là điều cần thiết, có tác dụng quan trọng trong việc lựa chọn thời điểm can thiệp phù hợp và đảm bảo mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

6. Biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng khi mang thai

Dù u nang buồng trứng thật sự không quá nguy hiểm đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu có thể phòng tránh là biện pháp tốt nhất.

Phòng tránh u nang buồng trứng khi mang thai, phụ nữ cần chú ý gì trước thai kỳ:

- Trước khi có dự định có thai, phụ nữ nên đến cơ sở y tế để khám phụ khoa, siêu âm.

- Khám tử cung và hai buồng trứng.

Trong thai kỳ cần chú ý:

- Đi khám thai trong 3 tháng đầu có tác dụng kịp thời phát hiện u bướu của tử cung hoặc của buồng trứng. Nên khám trong 3 tháng đầu vì sau 3 tháng đầu, tử cung sẽ lớn lên theo sự phát triển của thai nhi. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ khó sờ thấy hoặc khám và khó quan sát hơn bằng máy siêu âm, khả năng bỏ sót sẽ cao hơn.

Vì vậy, nếu khám muộn còn có thể xảy ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ và tính mạng của mẹ và thai nhi.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ u nang buồng trứng khi mang thai và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi tốt nhất.


Tác giả: Nguyễn Hiền