U mỡ ở ngực - căn bệnh ít người biết

U mỡ ở ngực - căn bệnh ít người biết
Bệnh u mỡ ở ngực là gì? Nó có nguy hiểm không? Chắc hẳn đây là câu hỏi của nhiều chị em. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc về bệnh u mỡ ở ngực.

Tuyến vú của chị em là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ mắc các bệnh liên quan đến khối u.
Tuy nhiên không phải lúc nào các khối u trong ngực cũng đều là khối u ác tính mà đa phần là u lành tính, trong đó có u mỡ ở ngực.

1. U mỡ ở ngực là gì?

U mỡ ở ngực là một khối u lành tính, hình thành do lớp chất béo dưới da tích tụ lại. U mỡ ở ngực thường nằm giữa da và lớp cơ. Khối u thường xuất hiện nhất ở vùng gáy, cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở bên trong nội tạng cơ thể như ruột, phổi. Bệnh có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 40-60.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh u mỡ ở ngực nữ giới

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u mỡ ở ngực. Tuy nhiên các chuyên gia y khoa đã bước đầu nghiên cứu và nhận định rằng đây là bệnh do hai nguyên nhân chính: rối loạn chuyển hóa mỡ và yếu tố di truyền. 

Yếu tố di truyền được xem là cơ sở gây ra u mỡ ở ngực bởi các thống kê cho thấy u mỡ thường xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình.

Ảnh 2.

U mỡ ở ngực là một khối u lành tính, hình thành do lớp chất béo dưới da tích tụ lại. (Ảnh: Internet)

3. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết u mỡ ở ngực

Qua nghiên cứu, bệnh u mỡ ở ngực thường có dạng một cục bướu mềm, tròn nằm dưới da và không gây đau đớn cho người bệnh. Các khối u hơi nhão hoặc đàn hồi như cao su có thể mềm hoặc cứng. Khi ấn nhẹ, có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.

Nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi u đè lên dây thần kinh hoặc nếu có nhiều mạch máu bên trong u. Khối u đa dạng về kích cỡ nhưng chủ yếu là các khối u nhỏ, hiếm khi lớn hơn 8 cm. 

Các khối u có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể nhưng phổ biến nhất ở tay, chân, lưng, bụng và vùng cổ. Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện trong nội tạng như phổi, ruột,... Thông thường các khối u không to lên hoặc phát triển rất chậm.

Ảnh 3.

Bệnh u mỡ ở ngực gây đau đớn khi đè lên dây thần kinh (Ảnh: Internet)

4. Các phương pháp chẩn đoán u mỡ ở ngực

Để chẩn đoán u mỡ bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Khám lâm sàng: Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhân gặp phải mà bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện khám lâm sàng để đưa ra kết quả. Tuy nhiên phương pháp này không cho kết quả chính xác tuyệt đối. 

- Sinh thiết mẫu làm giải phẫu bệnh: Nếu thấy khối u to, có tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm sinh thiết mẫu, siêu âm hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT scan. Qua đó giúp bạn tránh nhầm lẫn với ung thư tế bào mỡ (Ung thư tế bào mỡ thường phát triển nhanh, không di động và thường gây đau). 

So với khám lâm sàng, sinh thiết tế bào được cho là có kết quả chính xác gần như tuyệt đối giúp người bệnh biết được khối u mỡ của mình là lành tính hay ác tính để có phương án điều trị tiếp theo. 

Ảnh 4.

Chỉ có sinh thiết mới biết chính xác u mỡ ở ngực là lành tính hay ác tính (Ảnh: Internet)

5. Bệnh u mỡ có nguy hiểm không?

Hầu hết u mỡ lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên với các khối u xuất hiện trong ổ bụng, nếu chúng phát triển to lên sẽ làm trướng bụng, gây chèn ép một số cơ quan nội tạng dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Các khối u to ở đầu cổ, vai gáy phát triển sẽ chèn ép lên các dây thần kinh gây liệt, thậm chí tử vong.

Nhiều trường hợp u mỡ xuất hiện trong trung thất sẽ gây khó thở, khó nuốt, thậm chí suy hô hấp. Ở ruột non, có thể gây tắc ruột xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu, bị hoại tử trong ổ bụng gây viêm phúc mạc nặng. Thậm chí nếu u quá to chèn ép các cơ quan trong ổ bụng không được xử lý kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

Tác giả: Thanh Hoa