Khối u mỡ được đánh giá là một dạng khối u phổ biến nhất hình thành ở bất kỳ vị trí nào bên dưới da của bạn, thường thấy nhất ở thân trên như cạnh sườn, cổ, vai, ngực, nách, cánh tay hoặc đùi. Khối u mỡ hình thành do sự phát triển vượt mức của các tế bào mỡ trong cơ thể. Xét về kích thước, khối u mỡ thường to từ 2 - 3 cm hoặc thậm chí to hơn, tùy từng người.
U mỡ là khối u lành tính (không phải là ung thư) và hiếm khi gây hại. Dưới đây là hình ảnh một số khối u mỡ:
Đọc thêm:
- Biểu hiện của khối u ác tính? Khối U ác tính có phải là ung thư không?
- Cục u lồi lên trên cổ tay cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn? Có phải khối u ung thư không?
U Lipoma có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổi. Theo Healthline, cứ khoảng 1/1000 người sẽ phát triển u mỡ trong một thời điểm nào đó. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, u mỡ có thể xuất hiện sau chấn thương.
Nguyên nhân chính xác gây ra u mỡ vẫn chưa được xác định nhưng các nhà khoa học giả thiết rằng có thể có nguyên nhân di truyền ở những người có nhiều u mỡ, khoảng 2 - 3% người mắc u mỡ có tiền sử gia đình từng phát triển khối u này.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh lý như: Hội chứng Gardner, hội chứng Cowden, bệnh nhân mắc Madelung, bệnh nhân mắc Adiposis dolarosa (u mỡ đau) dường như có khả năng phát triển khối u Lipoma cao hơn. Người béo phì, người có rối loạn sử dụng rượu, bệnh gan, không dung nạp glucose cũng có thể dẫn tới sự phát triển của u mỡ.
Theo WebMD, có nhiều loại u mỡ khác nhau. Và mặc dù tất cả các khối u mỡ đều có mỡ bên trong nhưng các loại u mỡ khác nhau tùy thuộc vào loại mỡ nào ở bên trong khối u, khối u có bao hàm các mạch máu hay không và vị trí của khối u mỡ nằm ở đâu.
Có nhiều loại u mỡ khác nhau (Ảnh: ST)
Cụ thể:
- U mỡ thông thường (Conventional lipoma): Là dạng u mỡ phổ biến mất, chứa chất béo màu trắng trưởng thành.
- U mỡ không điển hình (Atypical lipoma): Chứa mỡ sâu hơn với số lượng tế bào mỡ lớn hơn.
- Hibernoma: Là loại u mỡ chứa chất béo có màu nâu thay vì chất béo màu trắng như u mỡ thông thường, thường rất hiếm gặp.
- Myelolipoma: Là khối tủy mỡ ở gần hoặc trong tuyến thượng thận ít gặp và không phải là khối u ung thư, mô mỡ trong khối u sản sinh ra tế bào bạch cầu.
- U mỡ tế bào hình thoi (Spindle cell lipoma): Các tế bào mỡ trong khối u này có hình dạng tựa như hình thoi.
- U mỡ đa hình thái (Pleomorphic lipoma): Là một khối u không phải ung thư được tạo thành từ các tế bào mỡ và trục chính, chứa nhiều loại tế bào mỡ với kích thước và hình dạng khác nhau.
- Fibrolipoma: Khối u chứa cả tế bào mỡ và mô sợi.
- U mạch máu (Angiolipoma): Khối u chứa tế bào mỡ và cả mạch máu, tỷ lệ có u mỡ mạch máu chiếm 5 - 17% u mỡ.
U mỡ thường xuất hiện và phát triển dưới dạng cục u nhỏ nằm ngay dưới da và mềm khi sờ vào; dùng tay ấn có cảm giác kết cấu không chắc chắn (nhão) và di động nhưng lại thường không gây đau, nếu gây đau có thể do khối u mỡ phát triển chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh hoặc khối u mỡ có mạch máu bên trong.
Kích thước khối u mỡ thường dưới 5 cm hoặc cũng có thể có kích thước to hơn, một người có thể có nhiều hơn một khối u mỡ. Khối u mỡ phát triển chậm và ngừng phát triển kích thước sau một thời gian.
Ung thư mô mỡ ác tính còn gọi là liposarcoma là một loại ung thư hiếm gặp, bắt nguồn từ tế bào mỡ. Khối u do ung thư mô mỡ thường không gây ra triệu chứng rõ rệt nhưng bằng mắt thường, bạn có thể quan sát được sự xuất hiện của một khối u gồ lên trên bề mặt da. Theo thời gian, khối u phát triển và gây đau đớn hoặc cảm thấy sưng, tê xung quanh khối u mỡ.
Ung thư mô mỡ ác tính còn gọi là liposarcoma là một loại ung thư hiếm gặp (Ảnh: ST)
Bệnh ung thư mô mỡ cần được can thiệp y tế sớm, tránh đe dọa tới tính mạng. Bác sĩ có thể cắt bỏ khối u bằng phẫu thuật và sau đó điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị.
Ngược lại, khối u mỡ lành tính thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ngoài cảm giác vướng víu và ngừng phát triển tại một thời điểm nào đó. Trừ trường hợp cần thiết ảnh hưởng tới thẩm mỹ hoặc do kích thước lớn thì khối u mỡ không cần phải điều trị.
Giống như u mỡ thì u nang là những khối u dưới da, có thể gặp ở mặt, cổ, phần thân hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng với u nang, bên trong thường chứa chất lỏng chứ không phải tế bào mỡ như u mỡ. Chất lỏng trong u nang có thể là dịch nhầy, mủ và có thể phát triển thêm đầu đen nhỏ, tùy từng loại. U nang có thể gây sưng đau và có thể bị viêm nhiễm gây nhiễm trùng.h
Chẩn đoán u mỡ bao gồm thăm khám trực tiếp và sinh thiết u mỡ trong trường hợp cần thiết để loại trừ nguy cơ bị ung thư mô mỡ (liposarcoma). Các xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT và chụp MRI cũng có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn, bao gồm kiểm tra độ lớn và sâu của khối u, bất thường cho thấy có thể u mỡ là u ác tính,...
Về điều trị u mỡ, như đã nói, do khối u mỡ thường vô hại nên các bác sĩ sẽ không can thiệp mà bệnh nhân cần theo dõi giữa các lần khám để kiểm tra có các bất thường hay không.
U mỡ hiếm khi tái phát sau khi đã cắt bỏ (Ảnh: ST)
Trong trường hợp đau vướng, ảnh hưởng sinh hoạt bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ u mỡ bằng một vết rạch nhỏ trên da, người bệnh có thể được tiêm thuốc gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân tùy từng tình trạng.
U mỡ cũng có thể hình thành bên trong cơ hoặc các cơ quan nội tạng, nhưng điều này không xảy ra thường xuyên. Nếu một khối u gây đau hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt, bạn có thể phải cắt bỏ. Ngoài cắt u mỡ thì theo WebMD, các phương pháp điều trị u mỡ khác có thể bao gồm thuốc steroid để co khối u hoặc hút mỡ bằng kim và ống tiêm để đưa mô mỡ ra ngoài. Tuy vậy, cả hai phương pháp đều phải thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý làm tại nhà hay các cơ sở y tế không đủ uy tín.
U mỡ hiếm khi tái phát sau khi đã cắt bỏ. Việc có u mỡ không làm tăng khả năng mắc các bệnh khác.
Có. Khối u mỡ có thể phát triển thành ung thư nhưng hiếm khi xảy ra. Nếu cảm thấy khối u có sự thay đổi về hình dạng, kích thước và cảm giác (đau đớn, cứng, không di động khi ấn, nóng ấm) thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán phù hợp.
Nguồn dịch tham khảo: