Tuyệt đối không nên chủ quan với khả năng lây lan tay chân miệng trong cộng đồng!

Tuyệt đối không nên chủ quan với khả năng lây lan tay chân miệng trong cộng đồng!
Tuy rằng mới xuất hiện trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng khả năng lây lan tay chân miệng trong cộng đồng đang tăng nhanh khiến nhiều phụ huynh lo ngại mỗi khi giao mùa.

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện quanh năm ở nước ta và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, vào thời tiết giao mùa như hiện nay cộng với điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là những yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh.

Tuy rằng bệnh khá lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách, khả năng lây lan tay chân miệng nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch vẫn trở thành mối lo ngại của các bậc phụ huynh gần đây.

Chính vì lý do đó, mọi cá nhân cần có ý thức chủ động, phối hợp cùng các đơn vị y tế triển khai các phương pháp phòng chống dịch tay chân miệng kịp thời và hiệu quả.

1. Khả năng lây lan tay chân miệng ra cộng đồng

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Theo báo cáo từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, chỉ tính đến đầu tháng 7 năm 2020, toàn Việt Nam ghi nhận 10.745 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh trải đều khắp 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có đến 6.662 trường hợp bệnh nặng cần phải nhập viện để điều trị.

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và rộng, dễ bùng phát thành dịch (Ảnh: Internet)

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh và rộng, dễ bùng phát thành dịch (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, con số này nếu so với cùng kỳ năm 2019 thì có giảm đến 55.6%, số trường hợp nhập viện đã giảm đến 51.5%. Tuy nhiên, nếu chỉ tính tại Hà Nội thì con số này lại tăng 84% so với cùng kỳ năm 2019. Đến ngày 12 tháng 7 năm 2020, con số mắc bệnh thống kê được là 624 trường hợp. Trong đó có 422 trường hợp nặng phải nhập viện, chiếm đến 68%.

Tình trạng bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và trên diện rộng. Chỉ riêng tại Hà Nội, số người mắc bệnh được phân bố tại cả 30 quận, huyện, thị xã. Những ổ dịch tại cộng đồng cũng tăng dần lên thành những con số đánh chú ý như 42 ổ dịch tại 15 quận, huyện, 27 ổ dịch tại các trường học và 6 ổ dịch kết hợp.

2. Nguyên nhân lây lan tay chân miệng

Các chuyên gia y tế đã ra khuyến cáo về bệnh tay chân miệng. Trong đó có giải thích đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính, có thể lây truyền qua đường tiêu hóa và hô hấp. Bệnh do các loại virus thuộc nhóm đường ruột gây nên. Trong đó có thể kể đến Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác. Thường gặp nhất là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16.

Nguyên nhân gây lây lan bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân gây lây lan bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Bệnh nhân nhiễm virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy rằng hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và có thể xảy ra viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Bệnh tay chân miệng thường lây lan mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Do hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để hạn chế bệnh lây lan tại cộng đồng,…

=>> Đọc thêm bài viết: Điểm danh 3 sai lầm khiến bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng

3. Làm thế nào để giảm sự lây lan trong cộng đồng của bệnh tay chân miệng?

Trong thời điểm gần đây, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở một số địa phương do thời tiết thay đổi và điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Chính vì vậy, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng hiệu quả, người dân cần phối hợp với các cơ quan chức năng để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng.

Thực hiện tốt các nguyên tắc phòng bệnh để tránh tay chân miệng lây lan trong cộng đồng (Ảnh: Internet)

Thực hiện tốt các nguyên tắc phòng bệnh để tránh tay chân miệng lây lan trong cộng đồng (Ảnh: Internet)

Để làm được điều này, bên cạnh các cơ quan ngành y tế tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Từ đó kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh và khoanh vùng, xử lý triệt để. Thời gian phát hiện càng sớm thì việc ngăn dịch lây lan, kéo dài càng hiệu quả. Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng cần thực hiện tốt chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất... cũng như nâng cao năng lực của cán bộ y tế.

Hơn thế nữa, cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Người dân cũng cần thực hiện nghiêm những nguyên tắc phòng chống bệnh tay chân miệng đã được Bộ Y tế đưa ra như:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ.

- Thức ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín. Các vật dụng ăn uống như bát, đũa, đĩa,... phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng nước lau sàn chuyên dụng.

- Chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ nhằm phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị, cách ly kịp thời.


Tác giả: Anh Dũng