Tuyệt đối không làm điều này khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn

Tuyệt đối không làm điều này khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn
Đối với bệnh nhân ngộ độc thức ăn, sơ cứu sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng. Sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn cần đảm bảo hạn chế tối đa lượng độc tố hấp thu bằng gây nôn, cung cấp đủ nước và cần tránh tuyệt đối việc sử dụng các loại thuốc chống nôn, chống tiêu chảy,...

Ngộ độc thức ăn trong hầu hết các trường hợp đều là tình trạng cấp tính do ăn phải các thức ăn chứa các vi sinh vật gây hại hoặc các chất có khả năng gây độc đối với cơ thể. Ngộ độc có thể diễn tiến rất nhanh chóng đưa đến nhiều nguy cơ cho người bệnh, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Do vậy giai đoạn sơ cứu sớm bệnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát tình trạng ngộ độc, đảm bảo các chức năng tối thiểu của người bệnh trước khi được chuyển đến cơ sở y tế.

1. Khi sơ cứu người ngộ độc thức ăn cần tránh điều gì?

Ngộ độc thức ăn khi xảy ra thường biểu hiện bằng các triệu chứng rầm rộ, cấp tính,... Trong đó trực quan nhất là các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy.

Khi các triệu chứng này xảy ra, rất nhiều người bệnh theo thói quen sẽ sử dụng thuốc chống nôn hay thuốc trị tiêu chảy để làm nhẹ bớt tình trạng nôn mửa hay tiêu chảy đang diễn ra. Việc sử dụng thuốc chống nôn hay thuốc trị tiêu chảy có thể đem lại hiệu quả nhất thời, khiến người bệnh cho rằng tình trạng sức khỏe của bản thân đã được cải thiện do các triệu chứng ngộ độc thức ăn đã giảm.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn là một sai lầm hết sức nguy hiểm khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn mà chúng ta cần tránh.

Chúng ta cần nhớ rằng, khi ngộ độc thức ăn xảy ra thì nôn và tiêu chảy đều là các phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống xuất, loại bỏ các nguyên nhân gây ngộ độc vẫn còn tồn đọng trong đường tiêu hóa. Việc tống xuất, làm sạch đường tiêu hóa này sẽ giúp hạn chế sự hấp thu các chất độc còn trong lòng ống tiêu hóa, giúp giảm nhẹ mức độ ngộ độc.

Khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống nôn,... trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn mặc dù có thể khiến cho tình các biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy do ngộ độc thức ăn giảm xuống nhưng thực chất điều này lại đang cản trở quá trình làm sạch tự nhiên của cơ thể, khiến cho các chất độc không được đào thải ra ngoài. Do đó lượng chất độc được hấp thu vào máu nhiều hơn khiến tình trạng ngộ độc diễn ra trầm trọng hơn.

Đã có nhiều trường hợp do tự ý sử dụng các loại thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chảy khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn đã khiến cho ngộ độc thức ăn trở nên nghiêm trọng hơn, biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Do vậy, trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn tuyệt đối không được tự ý cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy, chống nôn,... khi chưa có các chỉ định của bác sĩ để tránh gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Tuyệt đối không làm điều này khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn - Ảnh 1.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy, nôn ói trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn (Ảnh: Internet)

2. Những lưu ý cần nhớ khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn

Trong quá trình sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn, để đảm bảo hiệu quả sơ cứu và an toàn cho người bệnh, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:

- Gây nôn sớm nếu có thể: Ngay khi bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn và còn tỉnh táo thì nên cố gắng gây nôn cho người bệnh càng sớm càng tốt để tống xuất chất độc ra khỏi cơ thể. Có thể gây nôn cho người bệnh bằng cách cho người bệnh uống nước muối loãng (0,9%) hoặc có thể uống nước lọc thông thường, sau đó móc họng để kích thích bệnh nhân nôn. Hoặc nếu trong nhà có sẵn các loại thuốc gây nôn như Ipecac thì có thể cho bệnh nhân sử dụng để gây nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn.

Lưu ý không nên cố gắng gây nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn nếu bệnh nhân không tỉnh táo, lơ mơ,... vì dễ gây nguy cơ hít sặc dẫn đến viêm phổi hít rất nguy hiểm.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn cũng là một trong các lưu ý cần nhớ trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn. Việc uống nhiều nước hơn vừa giúp cung cấp, bổ sung lại lượng nước đã mất do ngộ độc thức ăn, vừa giúp kích thích đào thải các độc chất qua nước tiểu bởi quá trình lọc ở thận. Tốt nhất nếu có thể thì nên cho bệnh nhân sử dụng dung dịch bù nước và điện giải oresol để vừa bổ sung nước vừa bổ sung điện giải cho người bệnh.

Uống nhiều nước là phương pháp bù nước hiệu quả khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều Phương pháp bù nước khi bị ngộ độc thực phẩm khác.

- Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy, chống nôn: Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy, chống nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn, tránh gây ứ đọng độc chất trong cơ thể làm trầm trọng hơn tình trạng ngộ độc thức ăn trở nên trầm trọng hơn.

- Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị: Ngay khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc thức ăn và đã được thực hiện các bước sơ cứu cần thiết thì người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt để tiến hành thực hiện các điều trị đặc hiệu.

Có thể thấy rằng, sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của người bệnh. Do đó, mọi người cần phải tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để có thể sơ cứu đúng cách khi có người bị ngộ độc thức ăn.


Tác giả: QN