Tuyển thủ Việt Nam nhập viện sau nỗ lực tại SEA Games 30: Kiệt sức khi chơi thể thao nguy hiểm như thế nào?

Tuyển thủ Việt Nam nhập viện sau nỗ lực tại SEA Games 30: Kiệt sức khi chơi thể thao nguy hiểm như thế nào?
Những ngày mà SEA Games 30 đang diễn ra, chúng ta đã chứng kiến hình ảnh các vận động viên nỗ lực giành tấm HCV (huy chương vàng) về cho quốc gia đến mức phải nhập viện vì kiệt sức. Có thể kể đến như trung vệ Trần Thị Hồng Nhung (bóng đã nữ) hay VĐV Phạm Thị Hồng Lệ (điền kinh)...

Kiệt sức sau khi chơi thể thao là một trong những điều không mong muốn. Trong những ngày SEA Games 30 đang diễn ra tại Philippines người dân Việt Nam đã chứng kiến không ít các màn lăn xả, nỗ lực của các vận động viên (VĐV) với mong muốn giành được tấm huy chương vinh quang về cho dân tộc bất chấp những nguy hiểm mà họ có thể đối mặt như đột quỵ!

1. Nỗ lực vì màu cờ sắc áo dân tộc

Ngày 06/12, chứng kiến hình ảnh VĐV Phạm Thị Hồng Lệ tuyển điền kinh tham gia nội dung marathon nữ tại SeaGame 30 bứt tốc vượt qua top 3 gồm Elvina Naibaho Odekta (Indonesia, số 0261) và vận động viên chủ nhà Mary Joy Tabal (0052) và Christine Hallasgo (0062) giành tấm huy chương đồng.

Tuy nhiên ngay lập tức sau đó cô gái đã òa khóc vì kiệt sức, bị chuột rút toàn thân với các cơ bị căng cứng dẫn tới không thể cử động được và thậm chí không thể tự mặc quần dài để làm lễ nhận huy chương sau đường đua dài 42km và cái nóng khắc nghiệt từ sáng sớm của Philippines.

Tuyển thủ bóng đá, điền kinh Việt Nam nhập viện vì kiệt sức: Cần làm gi nếu kiệt sức khi chơi thể thao?

VĐV Phạm Thị Hồng Lệ bị chuột rút toàn thân với các cơ bị căng cứng dẫn tới không thể cử động được (Ảnh: Kenh14)

Chỉ sau khi được nhân viên y tế chườm đá kèm xoa bóp liên tục cộng thở bình oxy thì dưới sự trợ giúp của các bác sĩ Hồng Lệ mới có thể đứng lên bục nhận giải.

Hay ngày 08/12, các cô gái vàng của tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã xuất sắc bảo vệ tấm huy chương vàng Seagame lần thứ 6 liên tiếp. Nhưng đằng sau là hình ảnh trung vệ Trần Thị Hồng Nhung vừa phải nhập viện vì kiệt sức sau trận chung kết gặp Thái Lan do quá trình thi đấu bù nước không kịp dẫn đến cơ thể bị tụt đường huyết ngay trong đêm.

Tuyển thủ Việt Nam nhập viện sau nỗ lực giành HCV tại SEAGAME 30: Cần làm gì nếu kiệt sức khi chơi thể thao? 2

Cầu thủ Trần Thị Hồng Nhung vừa phải nhập viện vì kiệt sức sau trận chung kết gặp Thái Lan (Ảnh: VTC)

Còn phải kể đến đội trưởng Huỳnh Như (bóng đá nữ), sau tiếng còi mãn cuộc, Huỳnh Như gục xuống, trong khi các đồng đội khác đang ăn mừng thì cô phải nhờ tới bác sĩ cõng ra sân. Hoặc như hình ảnh vết thương chạy dọc cả đùi của Kiều Ramos, băng bó tạm thời tiếp tục thi đấu để rồi đến cuối, khi bước lên bục vinh quang nhận tấm Huy chương vàng thì các cô gái nhỏ đã phải dìu nhau lên nhận.

Tuyển thủ Việt Nam nhập viện sau nỗ lực giành HCV tại SEAGAME 30: Cần làm gì nếu kiệt sức khi chơi thể thao? 3

Sau tiếng còi mãn cuộc, Huỳnh Như gục xuống, trong khi các đồng đội khác đang ăn mừng (Ảnh: Internet)

Tại nội dung chạy 800m nam ngày hôm qua VĐV Dương Văn Thái cũng đã giành HCV với 100m bứt tốc cuối cùng vượt quá VĐV nước chủ nhà rồi đổ gục xuống đường chạy.

Tuyển thủ Việt Nam nhập viện sau nỗ lực giành HCV tại SEAGAME 30: Cần làm gì nếu kiệt sức khi chơi thể thao? 4

VĐV Dương Văn Thái đổ gục xuống đường chạy (Ảnh: Dân Trí)

Trong phỏng vấn trước trận bán kết U22 bóng đá nam gặp Campuchia của Huấn luyện viên Park Han Seo: "Chúng ta cạn thể lực rồi, đá bằng tinh thần thôi". U22 Việt Nam đã trải qua 5 trận đấu (từ 24/11 - 05/12) với mật độ trung bình 2 ngày/trận.

Tình trạng kiệt sức khi chơi thể thao là điều không dễ tránh khỏi. Điều cần làm là phải bình tĩnh xử lý sơ cứu trước và quan sát biểu hiện bất thường để đối phó kịp thời. Một số dấu hiệu nhận biết người đang bị kiệt sức sau chơi thể thao bao gồm:

- Khát nước ngay cả khi đã uống rất nhiều

- Đói cồn cào, dù đã ăn thêm rất nhiều.

2. Kiệt sức khi chơi thể thao nguy hiểm như thế nào?

2.1. Gia tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề tim mạch

Việc tập luyện hay chơi thể thao quá mức dẫn tới kiệt sức là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.

Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Saint Luke's của Mỹ đã nghiên cứu và cho ra kết luận rằng cứ khoảng 10 vận động viên chạy marathon thì có 1 người gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch. Bên cạnh việc ảnh hưởng tới cơ tim thì những thay đổi của nhịp tim cũng là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của việc thi đấu quá sức.

yeu to anh huong nhip tim

Vận động viên của những môn thể thao liên quan tới sức chịu đựng có nguy cơ mắc bệnh rung tâm nhĩ lên tới 5 lần (Ảnh: Internet)

Một số môn thể thao liên quan tới sức chịu đựng có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh rung tâm nhĩ lên tới 5 lần.

Theo các nhà khoa học cho biết thì với người bình thường nhịp tim có thể nằm trong khoảng dao động từ 60 - 80 nhịp/phút còn đối với những vận động viên thi đấu chuyên nghiệp nhịp tim của họ khi nghỉ ngơi có thể xuống tới 40 nhịp/phút. Nhịp tim khi nghỉ ngơi càng thấp thì sức khỏe càng có chiều hướng giảm sút đồng thời tuổi thọ cũng suy giảm.

2.2. Cơ xương thay đổi

Khi thi đấu hay tập luyện quá mức có thể khiến cho các cơ bắp và xương bị thương tổn. Lúc này cơ thể bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi phục hồi thông thường là từ 24 - 48 giờ. Trong trường hợp gắng sức liên tục có thể gây ra bong gân, bị gãy xương hoặc phá cơ.

2.3. Nhiễm trùng máu

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Manash (Úc) cho biết với những người chơi thể thao quá độ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu cao hơn.

Nguyên nhân được giải thích là do khi tập luyện quá sức, thành ruột sẽ xảy ra những thay đổi dưới sự tác động của vi khuẩn ruột được gọi là nội độc tố endotoxin. Chúng sẽ rò rỉ vào máu của bạn và từ đó kích thích những phản ứng viêm của các tế bào thuộc hệ miễn dịch - điều này cũng tương tự với giai đoạn bị nhiễm trùng nặng.

2.4. Tử vong

Nếu quan sát bạn sẽ thấy người chơi thể thao sau khi vận động sẽ xuất hiện tình trạng thở gấp hoặc thở hổn hển với mức độ mạnh hay yếu khác nhau. Tuy nhiên nếu như cố gắng vận động liên tục đặc biệt khi có những biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu đi kèm thì bạn có thể bị ngất, đột quỵ và thậm chí là tử vong.

Bên cạnh các nguy hiểm do chơi thể thao quá độ dẫn tới kiệt sức kể trên thì có một số nguy cơ khác như rối loạn hormone, thay đổi nội tiết, mất cân bằng hệ miễn dịch (dễ ốm, ốm lâu hơn),

Sau hoạt động thể thao cường độ mạnh thì việc phục hồi cơ thể là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp phục hồi sức khỏe sau khi bạn tập luyện thể thao quá mức:

- Bù nước

- Nghỉ ngơi

- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Thực hiện các biện pháp thư giãn cơ, khớp như massage, ngâm nước đá

- Lắng nghe các tín hiệu của cơ thể.

Điều cần làm là phải bình tĩnh xử lý sơ cứu khi bị kiệt sức trước và quan sát biểu hiện bất thường để đối phó kịp thời.

Tác giả: Kim Phụng