Thịt bò từ xưa đã được nhiều người sử dụng bởi tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết và cường gân tráng cốt. Thịt bò có vị ngọt, tính ôn không có độc, trị tiêu hao gầy mòn. Đông y cho rằng thịt bò bổ trung ích khí, chống rãi rớt, dùng cho người khó thở, thiếu máu, hoa mắt vàng da, suy gân cốt.
Trong Đông y, sỏi mật bò còn là thuốc quý có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hơi độc vào ba kinh tâm tì can, thanh tâm hóa đờm, trúng ác: như trúng phòng, cấm khẩu được điều chế trong các bài thuốc trị đột quỵ. Thịt bò là loại món ăn bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thịt bò có công dụng tăng cường cơ bắp nhờ hàm lượng axit amoniac cao, tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu nhờ giàu vitamin B6, protein và hàm lượng sắt cao...
Thịt bò còn rất giàu Magie, Kẽm, Kali giúp tổng hợp protein, chống oxy hóa, kích thích sản xuất hormone... Muối của axit glutamic giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hiệu quả khi trao đổi chất insulin.
Thịt bò chứa hàm lượng axit béo thấp, có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa oxy hóa, mau lành vết thương, chống ung thư và virus mầm bệnh.
Tuy là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng thịt bò lại không phù hợp với nhiều người. Từ các trường hợp ngộ độc vì ăn thịt bò, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn thịt bò tùy tiện và cẩn thận khi kết hợp với một số loại thực phẩm.
Ngộ độc thịt bò có thể khiến người ăn bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, mất nước, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh nguy kịch. Ngoài ra, thịt bò chứa vi khuẩn cũng rất nguy hiểm, từng có 1 người tử vong vì ăn thịt bò nhiễm khuẩn Salmonella.
Theo các chuyên gia, đây là những nhóm người không nên ăn thịt bò:
- Người bị bệnh mỡ máu: Nhóm người này cần ăn thanh đạm, do vậy cần hạn chế thịt bò hoặc cắt giảm hoàn toàn do lượng đạm trong thịt bò cao hơn các loại thịt khác.
- Người bị u xơ cổ tử cung: Nhóm này ăn thịt bò có thể làm tăng kích thước khối u do có chứa các kích thích tố như estrogen làm bệnh nặng hơn.
- Người cao huyết áp ăn thịt bò sẽ rất hại cho sức khỏe, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa làm ảnh hưởng đến người bệnh.
- Người đang bị thủy đậu cần kiêng thịt bò và hải sản, thịt vịt, thịt gà...
Bệnh nhân tim mạch, mỡ máu, sỏi thận...là nhóm người không nên ăn thịt bò
- Người bị viêm khớp cũng cần hạn chế thịt bò. Theo các nghiên cứu trên thế giới, ăn các loại thực phẩm giàu protein từ động vật (hơn 75g/ngày) và nhiều hơn 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp 3 lần so với những người tiêu thụ thực phẩm ít protein từ động vật (ít hơn 62g/ngày) và chỉ ăn 2 lần/tuần. Lượng collagen (chất phụ gia dùng khi nướng thịt) cao cũng làm hại các khớp xương của bạn.
Khi tiêu thụ thịt bò, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều axit, nếu không bổ sung canxi, cơ thể sẽ tự rút canxi từ xương để hoàn thiện chu trình. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe xương khớp, khiến cho tình trạng viêm khớp nặng hơn và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra, người bị sỏi thận cũng hạn chế ăn thịt bò vì có thể làm tăng hình thành sỏi do lượng oxalate trong nước tiểu tăng.
Như vậy, ngoài những người không nên ăn thịt bò kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên chế biến đúng cách, tránh kết hợp tùy tiện có thể sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Những người không nên ăn thịt bò cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này, hoặc loại bỏ ra khỏi chế độ ăn cho đến khi khỏi bệnh.
- Không nên nấu chung thịt bò với thịt lợn
Mặc dù đây đều là 2 loại thịt bổ dưỡng và phổ biến trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên việc kết hợp 2 loại thịt này với nhau dễ gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu.
- Không nên kết hợp với hải sản
Kết hợp thịt bò với hải sản thường gây ra các phản ứng tiêu cực cho cơ thể, cản trở hấp thụ phốt pho và canxi. Lươn, hẹ cũng không nên ăn chung với thịt bò vì sẽ khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
- Không nên ăn thịt với hạt dẻ
Thịt bò giàu protein, kết hợp với hạt dẻ giàu vitamin C làm giảm giá trị dinh dưỡng của loại thịt này. Do vậy bạn tuyệt đối không nên ăn chung 2 món này với nhau.
- Không nên kết hợp với rượu và nước hoa quả, nước chè
Việc ăn thịt bò rượu có thể gây các hiện tượng như táo bón, ù tai, mắt đỏ, sưng miệng. Hoặc kết hợp với nước chè, các loại nước trái cây làm giảm hấp thụ sắt, kẽm, đồng, làm se niêm mạc ruột, tích tụ chất có hại trong ruột, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ăn thịt bò (và các loại thịt đỏ) xong cũng không nên uống trà đặc. Nếu muốn thì chỉ nên uống sau ít nhất 2 giờ.
Ngoài ra, bạn cũng không nên nấu thịt bò với các đậu nành, đậu đen. Đặc biệt là đậu nành, việc kết hợp với nhau sẽ sản sinh ra acid uric làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Người bệnh gout nếu ăn chung sẽ làm tăng triệu chứng đau nhức khớp, bệnh tiến triển nặng hơn.
Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ. Mặc dù chưa rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thịt đỏ và các bệnh lý về tim mạch, ung thư. Cụ thể
- Chất béo bão hòa có liên quan đến ung thư ruột già, ung thư vú, cũng như bệnh tim.
- Chất gây ung thư hình thành khi thịt được chế biến.
- Sắt Heme, loại sắt tìm thấy trong thịt, có thể sinh ra các hợp chất gây tổn hại tế bào dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu đang trong quá trình thực hiện, thịt đỏ vẫn có giá trị dinh dưỡng nếu như bạn biết liều lượng hợp lý và chế biến đúng cách.
Để tăng cường giá trị dinh dưỡng của thịt bò, bạn nên chọn thịt nạc mông, vai, phi lê, sườn và bắp bò. Ưu tiên ăn thì bò tươi sống, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, thịt xay đóng hộp, hun khói... Những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Ngoài ra, nên hạn chế nướng thịt, chế biến thịt dưới nhiệt độ cao vì chúng có thể tạo ra các hợp chất làm tăng nguy cơ ung thư (heterocyclic amines (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng). Bệnh nhân mắc ung thư cũng cần hạn chế ăn thịt bò và các sản phẩm chế biến từ thịt dưới nhiệt độ cao.