Túi trữ sữa mẹ là gì? Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Túi trữ sữa mẹ là gì? Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?
Túi trữ sữa là sản phẩm khá phổ biến đối với các bà mẹ cho con bú bằng sữa mẹ, loại túi này khá phổ biến và an toàn. Thế nhưng túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Ngày nay, túi trữ sữa được rất nhiều bà mẹ chọn lựa để sử dụng, nhất là những người có kế hoạch cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ngay cả khi họ bắt đầu đi làm trở lại. Sữa mẹ sẽ được đóng gói trong các túi trữ sữa và bảo quản đông lạnh. Thế nhưng, túi trữ sữa có tái sử dụng được không là quan tâm của khá nhiều bà mẹ.

1. Túi trữ sữa mẹ là gì?

Túi trữ sữa mẹ là một sản phẩm dùng để lưu trữ sữa mẹ ở trong ngăn đông tủ lạnh để cho bé sử dụng về sau. Những chiếc túi trữ sữa cũng giống như các túi đựng thực phẩm mà bạn đã sử dụng nhưng nó dày hơn nhiều và không chứa BPA; các loại túi này được FDA chấp thuận cho sử dụng vào mục đích lưu trữ và bảo quản sữa mẹ trong quá trình vận chuyển, đông lạnh và rã đông.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? - Ảnh 1.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? - Ảnh: cherubbaby

Đọc thêm:

Điểm danh những loại thực phẩm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ bị nhiễm lạnh sau khi sinh và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe

Trên thân túi trữ sữa có chia vạch đánh dấu thể tích sữa chứa bên trong, điều này vô cùng thuận tiện cho các bà mẹ theo dõi được lượng sữa mà con họ đã bú. Túi trữ sữa đặc biệt rất thuận lợi khi bạn đi làm trở lại và vẫn muốn con được bú sữa mẹ.

2. Tại sao nên dùng túi trữ sữa?

Túi trữ sữa mẹ tại sao được nhiều bà mẹ chọn lựa sử dụng như vậy? Dưới đây mà một số ưu điểm của túi trữ sữa đem lại:

- An toàn, đảm bảo không độc hại cho bé: Túi trữ sữa dù của thương hiệu nào cũng được làm từ nhựa không chứa BPA, nên đảm bảo an toàn đối với sức khỏe em bé của bạn.

- Sử dụng tiện lợi: Túi trữ sữa được thiết kế với mép túi bằng khóa zip vô cùng tiện lợi. Sau khi cho sữa vào trong, bạn chỉ cần vuốt là có thể đóng mép túi dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa bên trong.

- Nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển: Các túi trữ sữa thường được thiết kế rất nhỏ gọn, không làm tốn diện tích tủ đông cũng như bạn có thể mang theo khi di chuyển.

- Bảo quản sữa mẹ tốt: Nếu bạn đảm bảo được quá trình lưu trữ và rã đông sữa đúng cách, túi trữ sữa sẽ giúp bạn bản quản sữa mẹ tốt nhất, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa cho em bé của bạn.

3. Cách chọn loại túi trữ sữa đúng chuẩn

Khi chọn mua túi trữ sữa mẹ, hãy đảm bảo lựa chọn theo cách tiêu chí sau:

- Ưu tiên loại túi trữ sữa được làm bằng chất liệu không chứa chất BPA, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ khi sử dụng.

- Lựa chọn loại túi trữ sữa có dung tích phù hợp, tránh tình trạng sữa quá ít gây lãng phí hoặc tràn ra khỏi miệng túi gây mất vệ sinh.

- Nên chọn loại túi có khóa zip trên mép túi để đảm bảo sữa không bị tràn ra ngoài, giúp túi trữ sữa có thể đặt nằm trong tủ lạnh mà không gây rò rỉ sữa.

- Nếu có điều kiện, hãy chọn loại túi phù hợp với máy hút sữa của bạn. Việc gắn trực tiếp túi trữ sữa vào máy hút sữa có thể giúp sữa tránh tiếp xúc với các loại vi khuẩn một cách tối đa,

- Nên chọn các loại túi từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thành phần,... rõ ràng.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? - Ảnh 2.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? Câu trả lời là KHÔNG, bạn không thể và cũng không nên - Ảnh: mindfulreturn

4. Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Túi trữ sữa khá tiện dụng, chiếm ít không gian trong tủ đông và chúng có khá nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với lượng sữa cần thiết cho mỗi bữa ăn của trẻ. Nhiều người vẫn thắc mắc liệu rằng túi trữ sữa có tái sử dụng được không, vì căn bản loại túi này chỉ dùng để trữ sữa mẹ nên khá an toàn.

Câu trả lời là KHÔNG, bạn không thể và cũng không nên nghĩ đến việc tái sử dụng túi trữ sữa để đựng sữa cho bé vì 3 lý do chính được nêu dưới đây:

4.1. Túi trữ sữa mất tác dụng khử trùng sau khi sử dụng

Lý do chính khiến bạn không nên tái sử dụng túi trữ sữa mẹ là do chúng đã được tiệt trùng trước khi bạn dùng. Điều này đồng nghĩa với việc một khi bạn đã sử dụng, túi trữ sữa sẽ không còn được vô trùng nữa.

Bạn cũng không thể dùng máy tiệt trùng bình sữa để tiệt trùng lại túi trữ sữa, bởi chúng không được làm từ vật liệu dùng cho quá trình tiệt trùng như vậy. Nếu bạn vẫn cố gắng thực hiện, túi sẽ bị hỏng và cuối cùng bạn cũng phải vứt bỏ chúng.

4.2. Túi trữ sữa mẹ không đắt

Một lý do không nên tái sử dụng túi trữ sữa đó là sản phẩm này có giá thành không hề đắt, bạn có thể mua bộ 100 túi để có giá ưu đãi hơn. Số tiền bạn bỏ ra không quá nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng của túi trữ sữa cho con mình trong thời gian khá dài.

Đa số các loại túi trữ sữa đều có chất lương ngang với nhau dù cho bạn mua ở nhiều thương hiệu khác nhau và giá thành đôi lúc sẽ chênh nhau một chút.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? - Ảnh 3.

Túi trữ sữa mất tác dụng khử trùng sau khi sử dụng - Ảnh: kinedu

4.3. Tái sử dụng các túi bảo quản làm tăng nguy cơ ô nhiễm

Việc tái sử dụng túi đựng sữa (giả sử bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cố gắng làm sạch và sử dụng lại túi) có thể khiến con bạn gặp phải một số nguy cơ như:

- Sữa bên trong túi được tái sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm.

- Túi được sử dụng lại sẽ có vi khuẩn bám vào. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa mẹ ngay sau khi bạn cho sữa vào túi.

- Túi tái sử dụng sẽ mất khả năng chịu lực, bạn đổ sữa vào có nguy cơ làm rách túi.

5. Lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa mẹ

Có một số vấn đề khi sử dụng túi trữ sữa mẹ mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo an toàn cho sữa của bé, bao gồm:

- Thực hiện vệ sinh, rửa tay tay sạch sẽ trước khi mở túi trữ sữa; kể cả khi lưu trữ lẫn lúc rã đông và hâm nóng sữa mẹ.

- Tuyệt đối tránh việc dùng miệng thổi vào túi trữ sữa trước khi sử dụng. Bởi túi trữ sữa đã được tiệt trùng, hành động thổi vào miệng túi có thể làm lây lan vi khuẩn.

- Nên ghi nhãn ngày tháng trên túi trữ sữa để kiểm soát. Khi thực hiện rã đông, nên chọn túi trữ có nhãn cũ nhất.

- Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? Câu trả lời là không, không nên tái sử dụng.

- Không đun sôi túi trữ sữa trên bếp nóng, việc hâm nóng sữa như vậy sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa.


Tác giả: Tiểu Quyên