Tưa lưỡi là bệnh ở miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không gây nguy hiểm gì tới tính mạng của bé nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều khi bé ăn uống, gây đau rát khi bé bú và nuốt thức ăn khiến trẻ lười ăn, quấy khóc.
Giải đáp câu hỏi tưa lưỡi là bệnh gì? các bác sĩ cho biết, tưa lưỡi là tình trạng xuất hiện lớp màng màu trắng ở niêm mạc miệng, lớp màng này dày đặc ở mặt trên của lưỡi. Lớp màng bám rất chặt vào niêm mạc miệng và gây đau rát cho trẻ khi trẻ nuốt thức ăn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.
Tưa lưỡi là tình trạng xuất hiện lớp màng màu trắng ở niêm mạc miệng (Ảnh: Internet)
Nếu các phụ huynh đang thắc mắc tưa lưỡi là bệnh gì? Tại sao trẻ lại xuất hiện tưa lưỡi thì cần phải hiểu rõ 3 nguyên nhân hình thành tưa lưỡi như sau:
- Do nấm: Trẻ bị tưa lưỡi có thể do nấm Candida sinh sống và cư trú ở khoang miệng, nhất là vùng lưỡi làm xuất hiện các đốm trắng và cặn trên bề mặt lưỡi khiến trẻ bị đau khi nuốt thức ăn.
- Do virus: Một loại virus nào đó trú ngụ dưới lớp màng trắng của lưỡi khiến lưỡi của bé xuất hiện nhiều vết loét nhỏ. Khi màng này bong tróc làm trẻ bị đau rát khi nuốt thức ăn, chảy nước dãi, hôi miệng, nghiêm trọng hơn có thể gây sốt cao cho bé.
- Do trẻ uống kháng sinh: Trẻ bị ốm, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ có thể là lý do gây bệnh tưa lưỡi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do thuốc kháng sinh có tác dụng phụ tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm tăng nguy cơ sinh sôi, nảy nở các vi khuẩn gây bệnh tưa lưỡi.
Một số mẹ không tìm hiểu nhiều kỹ tưa lưỡi là bệnh gì nên khi có một số triệu chứng thường bỏ qua đến khi tình trạng tưa lưỡi nghiêm trọng hơn mới phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế. Một số triệu chứng bệnh tưa lưỡi ở trẻ được nhận định như:
- Dù có thể chưa biết rõ tưa lưỡi là bệnh gì nhưng nếu bố mẹ thấy lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng trong môi và bên má giống như cặn sữa nhưng khi vệ sinh lại rất khó thì đây là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi. Nếu như bạn chỉ thấy lớp màng trắng xuất hiện trên lưỡi thôi thì không phải nhé.
- Trẻ khóc thét khi bú mẹ, bú bình hay ngậm ti giả thì bạn cần kiểm tra miệng của trẻ ngay, vì hiện tượng tưa lưỡi khiến trẻ bị đau rát khi ngậm ti, nuốt thức ăn.
- Trên da trẻ xuất hiện những chỗ màu đỏ sậm nổi lên màu khác biệt hẳn với các vùng da khác, thường các vết hăm xuất hiện ở vùng da kín như nách, cổ, bẹn…
Bố mẹ hãy vệ sinh lưỡi cho trẻ sau khi bú sữa hoặc ăn uống để hạn chế hình thành tưa lưỡi (Ảnh: Internet)
Ngoài việc hiểu rõ tưa lưỡi là bệnh gì, các phụ huynh cũng cần phải biết cách để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tưa lưỡi.
- Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm thì bạn nên chọn những loại thức ăn dạng mềm, lỏng để không gây đau rát cho bé.
- Tránh cho bé chơi đùa, tiếp xúc với các trẻ khác vì có thể gây lây nhiễm bệnh
- Dù có biết hay không tưa lưỡi là bệnh gì thì bạn cũng nên vệ sinh khoang miệng cho bé hàng ngày trước bữa ăn khoảng 10 phút bằng nước muối sinh lý, với trẻ trên 6 tháng tuổi cho bé uống 1- 2 ngụm nước sôi để nguội để tráng miệng sau khi ăn.
- Nên giữ bé ở tư thế đứng hoặc ngồi nhằm tránh tác động vào vùng đáy lưỡi khiến bé bị nôn trớ gia tăng những mảng bám ở lưỡi.
- Nếu đã nắm bắt được thông tin bệnh tưa lưỡi là bệnh gì, phụ huynh cũng nên ghi nhớ rằng, với những bé trên một tuổi bạn có thể sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé, còn với bé dưới một tuổi thì tuyệt đối không sử dụng mật ong vệ sinh lưỡi.
Ngoài ra bạn nên vệ sinh đầu ti, ngực, bình đựng sữa, núm ti trước và sau khi cho trẻ bú cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, mất vệ sinh.
Giờ thì chắc hẳn bạn đã rõ tưa lưỡi là bệnh gì rồi chứ? Tưa lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng bạn nên chú ý vệ sinh chăm sóc vùng miệng cho trẻ để miệng bé luôn sạch và ăn ngon hơn nhé.