Từ yêu cầu “6 không” kỳ lạ của sản phụ, phải hiểu thế nào về sinh con thuận tự nhiên?

Từ yêu cầu “6 không” kỳ lạ của sản phụ, phải hiểu thế nào về sinh con thuận tự nhiên?
Vừa qua, vụ việc sản phụ chuyển dạ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM yêu cầu sinh con thuận tự nhiên, đến khi thai phụ có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, người nhà mới đồng ý để bác sỹ can thiệp. Vậy ta phải hiểu thế nào về sinh con thuận tự nhiên, trào lưu ảnh hưởng đến không ít thai phụ ngày nay?

Yêu cầu "6 không" kỳ lạ của sản phụ, bất ngờ hơn khi gia đình cũng đồng ý ủng hộ

Sản phụ N.T.T (32 tuổi tại tp.HCM) nhập viện vào tuần thứ 40 của thai kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược tp.HCM. Chị T có dấu hiệu chuyển dạ. Sau khi hội chẩn, nhận thấy chị T có khung xương chậu nhỏ, cổ tử cung không mở và vết mổ cũ, bác sĩ đánh giá chị T không thể sinh tự nhiên bằng đường âm đạo và chỉ định phải để mổ để đảm bảo tính mạng của thai nhi.

sinh con thuận tự nhiên

Tuy nhiên, gia đình chị T vẫn kiên quyết "sinh con thuận tự nhiên", từ chối mọi sự hỗ trợ của bác sĩ trong suốt ca sinh, chỉ để sản phụ tự chịu đựng cơn đau, tự rặn. Gia đình chị T còn đưa ra yêu cầu "6 không":

- Không thăm khám âm đạo

- Không để sản phụ sinh trên bàn, phải sinh đứng

- Không tiêm kháng sinh, truyền hạ sốt cho sản phụ

- Không tiêm vaccine cho con khi sinh ra

- Không cắt rốn ngay sau khi để, phải đợi 30p sau mới được cắt

- Không cho con bú sữa bình.

Chị T và gia đình quyết định sinh con thuận tự nhiên và từ chối mọi can thiệp của bác sĩ, thậm chí ký giấy cam kết tự chịu trách nhiệm khi có trường hợp xấu xảy ra. Sau 2h nhập viện, chị T bị vỡ ối, nước ối vàng, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh, sốt cao. Tới khi thai phụ có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, lãnh đạo khoa kiên quyết giải thích phải mổ, gia đình mới đồng ý để bác sĩ can thiệp.

Ca mổ thành công nhưng do vỡ ối quá lâu nên đứa trẻ phải được hỗ trợ hô hấp và cả 2 mẹ con cần phải tiêm kháng sinh. Sau khi tỉnh táo, chị T cho biết mình biết đến trào lưu "sinh con thuận tự nhiên" vào tháng thứ 4 của thai kỳ thông qua mạng xã hội, vì muốn con được sinh ra "khoẻ mạnh và an toàn nhất", chị quyết tâm theo phương pháp này không để bác sĩ can thiệp. Chị nói: "Nếu biết tình trạng của mình lúc tự sinh con nguy hiểm đến vậy, tôi đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ từ đầu".

Đọc thêm:

Mẹo gọi sữa về sau sinh mổ 

Bà bầu ăn rau đắng có được không? 

Vậy sinh con thuận tự nhiên là gì?

Trào lưu "sinh con thuận tự nhiên" xuất hiện trong những năm trở lại đây, sau vụ hai mẹ con tử vong tại bệnh viện Từ Dũ, Tp.HCM, trào lưu này lắng xuống nhưng vẫn còn một số lượng không nhỏ người tham gia. Họ tin rằng "mấy con kia đẻ sao, con người cũng đẻ vậy là thuận tự nhiên, không nhập viện, không thuốc, không máy móc, không kịch tính, không hoá chất…. chỉ có bà mẹ tự rặn, tự đón con, tự cho con bú". Đấy là những phát biểu của bà Lê Nhất Phương Hồng, người khởi xướng trào lưu sinh con thuận tự nhiên.

image-15210828433952130906034

Những lập luận nghe rất thuyết phục, đánh vào cảm xúc, mong muốn con được khoẻ mạnh và những nỗi lo không có căn cứ dễ khiến sản phụ và gia đình tin theo

Các sản phụ theo trào lưu này bác bỏ mọi sự can thiệp của y tế để tự mình sinh con. Họ cho rằng những kỹ thuận y tế tiên tiến sẽ khiên bản thân và con cái họ gặp phải  những nguy cơ tiềm ẩn sau này. Phần lớn trong số họ, nếu thành công với phương pháp này cũng sẽ tham gia phong trào chống vaccine, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và cộng đồng.

Nguyên nhân cũng xuất phát từ nguồn thông tin không đầy đủ, thậm chí phản khoa học có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Với những lập luận nghe rất thuyết phục, đánh vào cảm xúc, mong muốn con được khoẻ mạnh và những nỗi lo không có căn cứ, chúng khiến cho nhiều sản phụ và gia đình tin theo. Thông tin thêm, Bộ Y tế đã bác bỏ hoàn toàn những ý kiến sinh con thuận tự nhiên của bà Lê Nhất Phương Hồng, khẳng định chúng là phản khoa học và yêu cầu Bộ Thông tin & Truyền thông vào cuộc xử lý vào năm 2018. Tài khoản Facebook của người này cũng đã khoá sau thời gian đó và chỉ mở lại gần đây.

Những nguy cơ không thể hề nhỏ của việc sinh con thuận tự nhiên

Y học phát triển với mục đích bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ tính mạng của con người trong những trường hợp nguy hiểm, trong đó có lúc chuyển dạ sinh con. Nếu phủ nhận y khoa hiện đại mà quay về với "tự nhiên", sản phụ có thể phải chịu những nguy cơ không hề nhỏ. Nhãn tiền nhất là tăng nguy cơ tử vong nếu gặp những ca để khó, như ngôi ngược (lúc đó kẹt đầu em bé gây ngạt); ngôi ngang (rặn không ra gây vỡ tử cung hay sa dây rốn); nhau tiền đạo (chảy máu nhiều gây tử vong ngay).

Sau khi sinh, nguy hiểm đầu tiên là tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản như viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng tầng sinh môn. Trẻ còn có thể bị nhiễm trùng rốn, uốn ván do dụng cụ không được tiệt trùng. Nguy hiểm hơn là việc từ chối sự can thiệp của y tế, từ chối kháng sinh khiến thể trạng 2 mẹ con đã yếu lại càng khó chống chọi hơn.

Thứ 2 là tăng nguy cơ băng huyết sau sinh do đờ tử cung hay sót nhau thai. Thai phụ cũng có nguy cơ bị rách tầng sinh môn phức tạp, có thể để lại di chứng són phân hay rò âm đạo trực tràng sau này.

Kết lại

sinh con thuận tự nhiên 2

Y học phát triển là để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của con người, đặc biệt là sản phụ những khi chuyển dạ

Từ xa xưa con người cũng sinh đẻ tự nhiên, nếu may mắn đẻ dễ dàng, em bé khoẻ mạnh, mẹ an toàn, nếu không may, những trường hợp đẻ khó thì cả mẹ và con đều tử vong. Trong 1-2 thế kỷ gần đây, khoa học phát triển, y khoa phát triển để giảm thiểu rủi ro và tỉ lệ tử vong của 2 mẹ con những lần vượt cạn, suy cho cùng cũng là vì sự an toàn và khoẻ mạnh của sản phụ. Vậy nên các sản phụ hãy nghe theo lời khuyên của những bác sĩ, chuyên gia, thay vì những bài đăng bất kỳ ai cũng có thể viết ra trên mạng xã hội.

Tác giả: Hoàng Lân