Ngày 1/12, một học sinh lớp 7 tại TP.HCM đã tử vong sau khi bị bạn sút bóng trúng ngực. Thông tin này đã làm nhiều bậc phụ huynh hoang mang lo lắng, nhất là đối với những người có tiền sử mắc bệnh tim.
Điều này cho thấy, trước khi tham gia bất kỳ môn thể thao nào, người bệnh tim cần tìm hiểu xem liệu mình có đủ sức khỏe và môn thể thao đó có phù hợp với bệnh tình của mình hay không.
Thực tế, tập thể dục, thể thao được xem là nhân tố trung tâm trong quá trình hồi phục tim mạch. Việc vận động sẽ được bác sĩ đo đạc cẩn thận, đưa ra các chỉ số và phân theo giai đoạn cụ thể phụ thuộc vào chương trình vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng do bác sĩ và kỹ thuật viên đưa ra.
Vì thế, người bệnh tim khi chơi thể thao cần đến thăm khám bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể về chế độ luyện tập, cường độ luyện tập phù hợp nhất. Đối với người bệnh tim chỉ nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không đòi hỏi quá nhiều sức lực như đi bộ, chạy bộ chậm, bơi lội, thể dục nhẹ nhàng, đi xe đạp hoặc tập yoga.
Tuy nhiên, người bệnh tim khi chơi thể thao cần phải khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu. Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch cần tránh tình trạng luyện tập với cường độ quá cao, gắng sức quá sẽ gây nguy hiểm cho mình.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến tình trạng thể chất của một người. Nhiệt độ chênh lệch giữa buổi sáng và buổi tối khiến người bệnh tim khi chơi thể thao càng cần cẩn trọng hơn.
Người bệnh tim khi chơi thể thao cần ước lượng thể trạng của mình và cố gắng ngăn ngừa tai nạn thể thao xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân. (Ví dụ: bạn có thể chạy được bao nhiêu vòng, nhảy được bao nhiêu lần, có thể đu xà hay chơi các môn thể thao khác hay không...)
Trong quá trình tập luyện, người bệnh tim không nên gắng sức, cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp, nhịp tim để bảo vệ bản thân khỏi rơi vào các trường hợp nguy hiểm. Tốt nhất nên trao đổi trước với bác sĩ về các môn thể thao có thể chơi được. Đối với trẻ khi đi học, cha mẹ cần thông tin đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể chất để theo dõi và điều chỉnh tiết học cho trẻ.
Ngoài ra, những người bệnh tim mạch cần loại bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh, đồ ăn chứa nhiều chất béo, cholesterol, đồ ăn mặn,...
Thể dục, thể thao là những hoạt động quan trọng để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều đối tượng khi vận động không hợp lý có thể gây ra tác dụng ngược làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của họ.
Người bệnh tim cần cẩn trọng khi chơi thể thao cường độ thấp và thời gian vừa phải để tránh dẫn đến tình trạng quá sức, đột quỵ.
Đối tượng không nên vận động thể thao mạnh:
- Người mắc bệnh tim.
- Người bị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng dẫn đến huyết áp và rối loạn nhịp tim.
- Người bị tiểu đường: Tập thể dục quá sức sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết, và những người mắc bệnh tiểu đường cũng thường có vấn đề tim mạch.
- Người béo phì: Một số người béo phì đi kèm với rối loạn chuyển hóa.
- Những người chưa được đào tạo bài bản. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra tai nạn.
Người bệnh tim không hẳn phải từ bỏ tất cả các hoạt động thể chất, thể thao. Có 5 loại thể thao thích hợp với người bệnh tim giúp ích cho tim.
Đi bộ là hình thức luyện tập cho người bệnh tim giúp tăng cường cơ tim. Muốn đạt lợi ích cho tim mạch thì người bệnh tim cần đi hơi nhanh, rảo bước chân để cho mạch nhanh lên. Sau đó mới đi chậm lại, thong thả. Khi cơ thể ra mồ hôi, có hiện tượng thở gấp một chút là tốt.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đi bộ nhanh là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chạy cường độ cao, không chỉ làm giảm nồng độ cholesterol mà còn làm tăng cường cơ tim.
Thực hiện đi bộ nhiều lần trong ngày, mỗi ngày đi bộ nhanh khoảng 30 phút đến 1h là đủ.
Tập aerobic có nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt đối với người bệnh tim. Tập aerobic còn cải thiện tim mạch, sức khỏe phổi, làm giảm tình trạng huyết áp cao và giúp giảm cân cho người bị béo phì.
Khi nhận được chuẩn đoán suy tim bệnh nhân lựa chọn tập aerobic là môn thể thao quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch của người bệnh.
Các chuyên gia khuyên nên làm ấm cơ thể bằng hoạt động duỗi người hay di chuyển xung quanh trước khi bắt đầu luyện tập và sau khi tập thể dục xong.
Các chuyên gia khuyên nên dành từ 5 đến 10 phút làm ấm cơ thể bằng hoạt động duỗi người hoặc di chuyển xung quanh trước khi bắt đầu tập luyện, cũng như thời gian làm lạnh cơ thể sau khi tập thể dục.
Bơi lội cũng là một bài tập giúp ích cho việc tăng cường tim và phổi của người bệnh bị bệnh tim.
Hoạt động đạp xe thích hợp cho bệnh nhân bị suy tim. Đặc biệt, đạp xe đạp phù hợp với những người bị thừa cân. Hoạt động đạp chân khi đi xe đạp giúp phổi hoạt động mà không đặt áp lực lên lưng, hông hay đầu gối, mắt cá chân.
Đạp xe đạp nhưng không nên tập bên ngoài trời nóng, thời tiết ẩm ướt hoặc trời lạnh. Khi nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm cản trở lưu thông và khiến bạn khó thở.
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Theo nghiên cứu của Viện Y Johns Hopkins Baltimore, thói quen tập yoga có thể giúp đỡ bệnh nhân bị tim phục hồi các loại bệnh về tim mạch trong đó có cả những người bệnh đang bị suy tim.
Lưu ý:
- Một số loại yoga có thể an toàn với đối tượng này nhưng lại không đủ an toàn với đối tượng khác.
- Những người bị huyết áp cao có cần sửa đổi một vài tư thế đặc biệt.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Eapen, dù là hoạt động thể thao nào chỉ cần giảm căng thẳng và lo âu, trong đó gồm yoga, thiền định đều tốt cho bệnh nhân tim.