Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề
Tự nhiên thèm ăn chua, cay,... là một trong những biểu hiện của các cơ quan trong cơ thể như đường tiêu hoá hay hô hấp,.. gặp vấn đề. Nói cách khác, có một sự liên kết chặt chẽ giữa ngũ vị và ngũ tạng trong cơ thể chúng ta.

Bên cạnh yếu tố địa lý, môi trường hay thói quen ăn uống hoặc di truyền từ khi còn bé thì sự thay đổi khẩu vị của một người thể hiện sự mất cân bằng về mặt dinh dưỡng hoặc người đó đang có vấn đề về sức khoẻ. Tự nhiên thèm ăn đồ ngọt hay đồ chua,... một cách đột ngột là những cảnh báo về sức khỏe thể chất mà bạn cần chú ý.

Y học Trung Quốc cho rằng, ngũ vị bao gồm chua, cay, mặn, ngọt đắng được bắt nguồn từ khí của trời đất. Còn ngũ tạng bao gồm gan, tim, lá lách, phổi, thận thì được kết nối chặt chẽ với ngũ vị. Hay nói cách khác, ngũ vị và ngũ tạng của cơ thể có sự kết nối với nhau và được coi như một chuỗi dây truyền hoạt động. Khi một thành phần có sự thay đổi bất thường thì có thể xảy ra vấn đề.

Dưới đây là 5 thiên hướng "tự nhiên thèm ăn" mà bạn cần lưu ý tới sức khỏe các bộ phận trong cơ thể:

1. Tự nhiên thèm ăn chua

Tự nhiên thèm ăn chua theo Đông y là vấn đề sức khỏe liên quan tới gan. Nói cách khác, vị chua đóng vai trò nuôi dưỡng gan của bạn. Khi cảm thấy tự nhiên thèm ăn chua thì rất có thể đây là tín hiệu phản ánh vấn đề sức khỏe ở gan.

Khi bạn ăn chua liên tục trong thời gian dài hoặc bạn ăn quá nhiều những món ăn có độ acid cao thì chức năng gan sẽ bị suy giảm, khí trong gan cũng bị ứ trệ.

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề - Ảnh 2.

Tư nhiên thèm ăn chua có liên quan tới sức khỏe ở gan (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, vì tính chua của thực phẩm có thể gây hiện tượng dồn khí, ứ đọng nên dạ dày có thể bị ảnh hưởng tới các hoạt động thông thường, thậm chí là cả lá lách.

Lời khuyên:

Nếu muốn ăn chua, bạn nên lựa chọn những loại trái cây hay rau củ tươi như cà chua, cam, quả lựu, chanh, quả nho hay táo xanh,... để thay thế những món như dưa muối hay củ cải muối. Hay nói cách khác, để giảm bớt cảm giác thèm chua bạn nên ăn trái cây tự nhiên thay vì ăn những món ăn có vị chua do chế biến mà ra.

2. Thèm đắng có thể là tim bị nóng, nội thịnh

Đông y cho biết, vị đắng là tim. Khi ăn đồ đắng, tim của bạn sẽ được làm sạch và hạ nhiệt. Do vậy khi bạn tự nhiên thèm ăn vị đắng thì có thể do cơ thể đang bị nóng trong, trái tim đang bốc hoả. Bạn có thể quan sát thấy một số biểu hiện khác như bị đánh trống ngực hay nhiệt miệng, loét miệng, mất ngủ và lưỡi bị đỏ.

Vì có tác dụng hạ nhiệt nên có thể hiểu vị đắng có tính lạnh (tính hàn), do vậy mà bạn cần ăn đúng cách, vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến tim bị tổn thương khi tự nhiên thèm ăn đắng và ăn quá nhiều.

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề - Ảnh 3.

Mướp đắng có tính lạnh, không nên ăn khi bụng đang đói (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đồ đắng có thể khiến bạn bị kém ăn, đau bụng và tiêu chảy. Một số nghiên cứu thì chỉ ra rằng, nếu bạn sử dụng quá nhiều thảo dược và thực phẩm có tính đắng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

Lời khuyên:

Nếu bạn tự nhiên thèm ăn vị đắng thì có thể ưu tiên ăn mướp đắng, cải xoăn hay lô hội, cỏ xô thơm,... Bạn nên ngâm chúng vào nước muối và rửa sạch bằng nước để có thể giảm đi độ đắng. Khi ăn, không nên ăn/uống lúc lạnh và bụng rỗng.

3. Tự nhiên thèm ăn ngọt

Theo quan niệm Đông y, vị ngọt thì vào lá lách, vị ngọt cũng có công dụng nuôi dưỡng lá lách và dạ dày. Tuy nhiên, người ăn ngọt nhiều thường gặp các vấn đề về suy giảm chức năng lá lách, lá lách yếu. Đặc biệt là những người ở khu vực có đặc điểm địa hình thấp, khí hậu ẩm ướt sẽ hay bị các bệnh liên quan tới lá lách và dạ dày hơn do ăn nhiều đồ ngọt.

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề - Ảnh 4.

Ăn quá nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ bị sâu răng, béo phì và tiểu đường (Ảnh: Internet)

Dựa trên kết quả một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy thì những ca bệnh liên quan tới lá lách và dạ dày thường liên quan tới thói quen nghiện ăn đồ ngọt. Nếu bạn bị loét dạ dày, tình hình bệnh có thể tăng thêm do acid dạ dày phải tiết ra nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nếu tự nhiên thèm ăn ngọt mà bạn lại lựa chọn đường thì rất dễ gây sâu răng, bị đái tháo đường và béo phì; ngoài ra là tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Lời khuyên:

Bạn nên lựa chọn những loại trái cây, ngũ cốc hay rau quả có chứa hàm lượng đường thấp ví dụ như khoai lang, ngô, táo, dứa, ngó sen,....

4. Tổn hại khí huyết nếu tự nhiên thèm ăn cay

Đông y quan niệm rằng, khi xâm nhập vào phổi bị cay sẽ điều hòa và làm suy giảm khí huyết. Một số nghiên cứu cho thấy người ăn cay thường xuyên rất dễ mắc những bệnh có liên quan tới phổi.

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề - Ảnh 5.

Nếu ăn cay trong một thời gian dài có thể gây tích tụ khí trong phổi (Ảnh: Internet)

Đặc biệt nếu ăn cay trong một thời gian dài có thể gây tích tụ khí trong phổi và các bệnh thuộc đường tiêu hoá, hậu môn hay trực tràng.

Lời khuyên:

Những gia vị cay có thể cải thiện tình trạng tự nhiên thèm ăn cay của bạn có thể gia giảm trong lúc nấu ăn như gừng tươi, hạt tiêu, tỏi, hành tây,... Lưu ý, cho một lượng vừa phải để không khiến dạ dày bị kích ứng.

5. Tự nhiên thèm ăn muối

Muối có liên quan tới sức khỏe của thận. Đối với những khu vực có khí hậu lành thì người ta thường có xu hướng ăn mặn hơn để cải thiện nhiệt độ cơ thể, chống lại cái lạnh.

Tự nhiên thèm ăn? 5 thiên hướng "thèm ăn" cảnh báo bộ phận cơ thể đang gặp vấn đề - Ảnh 6.

Ăn nhiều muối không tốt cho thận (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, ăn muối nhiều có liên quan tới sự suy giảm chức năng thận, đặc biệt là nếu bạn ăn và thèm ăn muối trong thời gian dài có thể gây ra các tổn thương tới tim, hô hấp như cao huyết áp, hen suyễn hay bệnh thận mãn tính.

Tóm lại

Bạn nên điều chỉnh và quan sát những dấu hiệu bất thường của cơ thể dựa trên các thiên hướng thèm ăn. Ngoài ra bạn cũng nên thay đổi linh hoạt gia vị theo thời tiết.

Một vài ví dụ được đưa ra như sau:

- Mùa xuân nên ăn chua, ngọt nhiều hơn để lá lách được khỏe mạnh.

- Vào thời tiết mùa hè thì nên giảm đắng và tăng lên vị cay để hỗ trợ chức năng phổi.

- Đối với mùa thu thì nên giảm vị cay và tăng vị chua để nuôi dưỡng gan được tốt hơn.

- Trong khi đó thì mùa đông bạn nên tăng vị đắng và giảm vị mặn giúp tim khỏe hơn.


Tác giả: Anh Dũng