Từ A- Z về xạ trị ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Từ A- Z về xạ trị ung thư phổi
Xạ trj ung thư phổi là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư phổi. Phương pháp thường được áp dụng thực hiện với những bệnh nhân có khối u chưa bị xâm lấn.

1. Phương pháp xạ trị ung thư phổi là gì?

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp sử dụng năng lượng từ tia X để tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Khi thực hiện các bác sĩ sẽ đặt vào cơ thể các ống thông hay chiếu tia xạ từ bên ngoài.

Với mỗi giai đoạn khác nhau mà phác đồ điều trị có thể kết hợp xạ trị cùng các phương pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả cao hơn.

Cụ thể phương pháp xạ trị được thực hiện như sau:

- Với cách làm trực tiếp hay còn gọi là bức xạ áp sát: Đưa những túi hoạt chất vào vị trí có khối u để tiêu diệt thông qua ống thông (ống nội soi)

- Với cách làm từ bên ngoài: dùng máy chiếu tia X với cường độ cao đặt ở phía bên ngoài cơ thể của người bệnh và chiếu xuyên qua lồng ngực tới vị trí của khối u ở bên trong phổi.

2. Mục đích của phương pháp xạ trị ung thư phổi

Mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau của khối u mà mục đích cụ thể của xạ trị ung thư phổi lại khác nhau. Tuy nhiên thì xạ trị ung thư phổi nhìn chung sẽ giúp tiêu giảm kích thước khối u, còn đối với bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật thì xạ trị trước khi phẫu thuật sẽ hỗ trợ quá trình phẫu thuật khối u được thuận lợi hơn. Còn sau phẫu thuật áp dụng xạ trị sẽ giúp tiêu diệt triệt để hoàn toàn những tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị.

Xạ trị ung thư phổi có thể được xem như là một trong 3 phương pháp điều trị ung thư phổi chính bên cạnh phẫu thuật và hoá trị, trong trường hợp kích thước khối u nhỏ và thể trạng người bệnh còn yếu. Điều trị các khối u di căn đến nhiều bộ phận khác hoặc các khối u tại chỗ.

Bên cạnh đó thì xạ trị ung thư phổi còn giúp giảm thiểu đi những triệu chứng của bệnh nhân, giảm đi những cảm giác đau đớn mà người bệnh phải chịu đựng. Mục đích cuối cùng của xạ trị ung thư phổi chính là phòng chống ung thư phổi tái phát.

3. Ưu điểm và nhược điểm của xạ trị ung thư phổi

- Ưu điểm

Xạ trị ung thư phổi là một phương pháp an toàn hỗ trợ điều trị tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Phương pháp không gây đau đớn cho người bệnh và xâm lấn tới những bộ phận khác. Một lộ trình xạ trị ung thư phổi thường kéo dài từ 4 tới 6 lần làm xạ trị.

- Nhược điểm của phương pháp

Không chỉ riêng xạ trị ung thư phổi mà bất cứ một phương pháp điều trị ung thư phổi nói riêng và điều trị ung thư nói chung đều có thể khiến người bệnh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra với cơ thể. Tia phóng xạ của xạ trị ung thư phổi có thể gây ra các tác dụng phụ như:

+ Hình thành các mô sẹo

+ Tác động tiêu cực tới các mô lành gần với vị trí được chiếu xạ chẳng hạn như viêm da, tấy đỏ, bong tróc da

+ Mệt mỏi

+ Buồn nôn và nôn

+ Đau họng

+ Chán ăn, ăn không ngon miệng, khó nuốt

+ Giảm, tụt cân nhanh chóng  

+ Ho, khó thở nặng nếu mô phổi lành bị tổn thương

Thông thường thì tuỳ vào thể trạng cũng như sức đề kháng của người bệnh mà những tác dụng phụ có thể xảy ra một hoặc toàn bộ. Những bệnh nhân bị tác dụng phụ trầm trọng có thể phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc được cho ăn bằng cách mở thông dạ dày.

Ngoài ra thì xạ trị ung thư phổi không phải là phương pháp có thể chữa trị được ung thư phổi đã di căn toàn thân. Riêng đối với bệnh nhân làm xạ trị khi ung thư phổi di căn não thì tác dụng phụ có thể quan sát được khá muộn (thông thường là từ 1 - 2 năm). Người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu thường xuyên, tư duy giảm, mất đi ham muốn tình dục,...

Rất may là những triệu chứng này thường giảm dần và biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị khoảng vài tuần.


Tác giả: Phạm Thanh