Từ A - Z về ung thư trực tràng

Từ A - Z về ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là bệnh có nguy cơ tử vong hàng đầu. Bệnh phát triển từ trực tràng và có khả năng di căn xa cao

Mới đây, người dân Hà Nội đã có cơ hội tầm soát ung thư trực tràng miễn phí với trang thiết bị và máy móc hiện đại. Tuy nhiên, bởi nhận thức chưa đầy đủ mà phần nhiều người dân đã mất đi cơ hội để phát hiện bệnh giai đoạn sớm, để điều trị kịp thời và đã gây ra sự lãng phí rất lớn cho chiến dịch tầm soát này. 

Ung thư trực tràng là một căn bệnh phổ biến tuy nhiên không phải bất kì ai cũng nắm rõ được các vấn đề liên quan đến bệnh. Dưới đây là những giải đáp của chuyên gia đối với bệnh ung thư trực tràng.

 1. Trực tràng là gì? 

Trực tràng (có tên tiếng Anh là Colorectal - tiếng latin là rectum intestinum) có nghĩa là đoạn ruột thẳng. Trực tràng là phần nối giữa 2 phần là hậu môn và đại tràng (ruột già). Phần trực tràng ở người có độ dài từ 11 - 15 cm.

 2. Ung thư trực tràng phổ biến như thế nào? 

Theo thống kê, ung thư trực tràng nằm trong top 4 những căn bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong hàng năm cao do không phát hiện sớm dấu hiệu bệnh. Trước đây, ung thư trực tràng phổ biến trong độ tuổi trên 50, tuy nhiên thì càng về gần đây - ung thư trực tràng đang có dấu hiệu trẻ hóa lứa tuổi mắc.

Ung thư trực tràng phổ biến trên thế giới và Việt Nam (Ảnh: Internet)

Đáng lo ngại hơn nữa là tỷ lệ người Châu Á mắc bệnh đang tăng lên.

Xem thêm:

Tiên lượng sống không ngờ của bệnh nhân ung thư trực tràng

 3. Biểu hiện ung thư trực tràng là gì? 

Ở giai đoạn đầu đầu, dấu hiệu của ung thư trực tràng thường không nổi bật. Cho đến giai đoạn sau thì biểu hiện mới rõ ràng hơn. Một số triệu chứng của ung thư trực tràng thường gặp như:

– Bị đầy hơi, bụng chướng, khó chịu vào trước hoặc sau bữa ăn

– Bị rối loạn đại tiện: phân bất thường, màu đen, lẫn máu hoặc chất nhầy

– Bị giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân

– Cảm giác mệt mỏi thường xuyên, cơ thể xanh xao

Xem thêm:

Tầm soát ung thư trực tràng ở đâu?

 4. Phòng chống ung thư trực tràng như thế nào? 

Để phòng chống ung thư trực tràng, phương pháp tốt nhất đó là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và định kỳ khám sức khỏe. Cụ thể:

– Nên làm:

+ Ăn nhiều trái cây, rau quả: tỷ lệ nhóm phẩm này nên chiếm khoảng 40% trong chế độ ăn hàng ngày

+ Bổ sung thêm nhiều chất đạm: chất đạm nên được nạp từ các dạng thực phẩm như trứng, cá, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân,...), đậu,...

+ Giảm tinh bột: lượng tinh bột phù hợp chỉ nên rơi vào khoảng 15%/ngày

+ Bổ sung nhiều các sản phẩm từ sữa (yogurt, sữa tươi ít chất béo, cheese, …) với tỷ lệ khoảng 5%/ngày

+ Bổ sung thêm các dạng vitamin A, E, C

+ Thường xuyên dành thời gian tập thể dục, vận động mỗi ngày

– Không nên làm:

+ Ăn nhiều đồ rán, chiên, dầu mỡ và thực phẩm từ nội tạng của động vật

+ Sử dụng nhiều thịt đỏ và những loại thực phẩm có chứa nhiều chất hóa học như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng,.. 

+ Uống nhiều bia rượu và sử dụng chất kích thích như thuốc lá,...

Ung thư trực tràng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu do dễ nhầm lẫn với bệnh khác nên những người thuộc nhóm có khả năng mắc ung thư trực tràng cao nên thực hiện tầm soát sớm.

Tổng hợp

Tác giả: Kim Phụng