Từ A - Z về bướu sợi tuyến vú

Từ A - Z về bướu sợi tuyến vú
Bướu sợi tuyến vú là một loại bệnh lý tuyến vú lành tính. Tuy nhiên bệnh vẫn thường bị nhầm lẫn với ung thư vú do sự xuất hiện của các khối u cục.

1. Bệnh bướu sợi tuyến vú là gì?

Bướu sợi tuyến vú là một khối u phát triển ở tuyến vú lành tính, nhưng không phải mọi khối u phát triển ở vú đều là bướu sợi mà chúng có thể là u xơ (cứng) hoặc u nang (có chứa dịch).

Có rất nhiều phụ nữ đã bị nhầm lẫn rằng bướu sợi tuyến vú có thể phát triển thành ung thư vú. Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, sự khác biệt cơ bản giữa u bướu sợi tuyến vú và ung thư vú đó là: kích thước u bướu tuyến vú không tăng lên và không có sự lây lan hay xâm lấn tới những cơ quan khác giống như ung thư vú mà chỉ giới hạn trong những mô vú.

Các khối u này có thể được phát hiện khi khám tuyến vú. Nếu như bạn cảm thấy ở trong vú có những khối u ở trạng thái cứng và dai hơn nữa lại có hình dạng rõ ràng thì hãy đi khám ngay nhé.

bướu sợi tuyến vú

Bướu sợi tuyến vú là một khối u phát triển ở tuyến vú lành tính (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bướu sợi tuyến vú để lâu nguy hiểm như thế nào?

Ung thư vú là gì?

2. Dấu hiệu của bướu sợi tuyến

Ở phụ nữ bình thường, mô vú thường có cảm giác sần. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:

- Nhận thấy có sự thay đổi nào đó trong tuyến vú

- Phát hiện ra một khối u mới trong vú

- Khối u vú mà trước đó đã được kiểm tra phát triển thêm hoặc có những thay đổi khác và xuất hiện tách biệt với những mô vú xung quanh

Bướu sợi tuyến thường có những dấu hiệu sau:

- Khối u rắn, chắc và có hình dạng rõ ràng

- Không đau, có thể dịch chuyển khi bạn ấn vào

- Kích thước của các cụ u là khác nhau ở mỗi người, kích thước phổ biến là 1 - 2 cm

3. Gặp bác sĩ khi nào?

Bạn nên gặp bác sĩ khi phát hiện thấy những khối u xuất hiện bất thường trong tuyến vú hoặc sự thay đổi kích thước khối u (sự tăng âm). Ngoài ra thì những người có nguy cơ bị mắc u bướu sợi tuyến cũng cần phải thăm khám định kỳ để được chẩn đoán chi tiết.

bướu sợi tuyến vú

Phụ nữ đang cho con bú có hormone thay đổi làm tăng nguy cơ bướu sợi tuyến (Ảnh: Internet)

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu tuyến vú?

Các chuyên gia u bướu cho biết, với phụ nữ có khá nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc u bướu sợi tuyến vú, có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu như:

- Liệu pháp nội tiết tố estrogen

- Liệu pháp sử dụng hormone khác

- Trong kỳ mang thai

- Đang cho con bú

- Đang sử dụng thuốc tránh thai.

Những ai thường mắc phải bướu sợi tuyến?

Bướu sợi tuyến vú là bệnh lý được phát hiện nhiều ở nhóm những phụ nữ trẻ, thường là ở những bé gái ở độ tuổi vị thành niên và những phụ nữ thuộc nhóm dưới 30 tuổi, tuy nhiên thì bạn không nên chủ quan vì bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi khác nhau.

4. Nguyên nhân nào gây ra bướu sợi tuyến?

Nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác, nhưng hơn hết các nhà khoa học đang nghi ngờ có sự tồn tại của một loại hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bướu sợi tuyến.

 bướu sợi tuyến không nên ăn gì

Sự thay đổi nồng độ hormone ảnh hưởng đến việc tăng sinh khối u bướu sợi tuyến (Ảnh: Interenet)

Cụ thể, dựa vào độ tuổi sinh sản là độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất họ nghi ngờ rằng hormone sinh sản có thể liên quan đến sự hình thành khối u này. Tiếp đó chúng có thể tăng kích thước lớn hơn khi phụ nữ mang thai hay khi có sử dụng biện pháp hormone khác. Tiếp đấy là khi mãn kinh, lượng hormone bị sụt giảm làm cho kích thước của khối u được thu nhỏ lại.

Một nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là việc sử dụng thuốc tránh thai trước 20 tuổi sẽ kích thích sự phát triển của các sợi tuyến hơn những người không sử dụng thuốc tránh thai trước tuổi 20.

5. Chẩn đoán u bướu sợi tuyến như thế nào?

Trong trường hợp bạn được kết luận là mắc u bướu sợi tuyến thì tùy vào tình trạng mà bạn có cần phải phẫu thuật hay không. Thường thì người mắc bướu sợi tuyến vú sẽ không cần phải phẫu thuật mà khi hormone thay đổi thì kích thước khối u cũng sẽ giảm đi và tự tiêu.

Trừ trường hợp kích thước khối u có sự thay đổi bất thường thì bạn mới cần làm phẫu thuật.

 bướu sợi tuyến không nên ăn gì

Có 3 phương pháp chẩn đoán u bướu tuyến vú là khám lâm sàng, siêu âm và sinh thiết (Ảnh: Internet)

Để chẩn đoán bướu sợi tuyến vú, bác sĩ sẽ khám lâm sàng cả hai vú và dùng một số phương pháp dưới đây để phát hiện và chẩn đoán bệnh:

- Chụp nhũ ảnh: phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh ở vùng mô vú nghi ngờ có u. Nếu có bướu sợi tuyến, hình chụp nhũ ảnh sẽ như một khối u với bờ tròn, nhẵn, nằm riêng biệt với các mô vú xung quanh.

- Siêu âm vú: đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh trong vú. Cùng với phương pháp chụp nhũ ảnh, phương pháp siêu âm vú sẽ được bác sĩ đề nghị sử dụng thêm để đánh giá khối u vú trong trường hợp mô vú của người bệnh quá dày đặc. 

+ Đối với phụ nữ dưới 30 tuổi có u vú: bác sĩ có thể chỉ định siêu âm vú trước để đánh giá khối u

+ Siêu âm vú giúp đánh giá toàn diện về khối u hơn so với chụp nhũ ảnh. Kết quả siêu âm giúp đánh giá khối u là một khối chứa dịch hay khối đặc. Nếu một khối chứa dịch thì khả năng cao đó là một u nang, còn nếu là một khối đặc thì khả năng cao là bướu sợi tuyến vú. 

- Sinh thiết kim nhỏ (FNA): phương pháp này sử dụng một cây kim nhỏ đâm vào vú và rút ra thành phần chứa bên trong khối u. Nếu phần rút ra là chất lỏng, có thể khối u là một u nang. 

- Sinh thiết kim lõi (CNB): Sau khi chụp nhũ ảnh và siêu âm vú, bác sĩ có thể chỉ định dùng cây kim lõi để lấy mẫu mô từ khối u, sau đó đem đến phòng xét nghiệm để phân tích. 

6. Điều trị bướu sợi tuyến

Trong trường hợp bạn được kết luận là mắc u bướu sợi tuyến thì tùy vào tình trạng mà bạn có cần phải phẫu thuật hay không. Thường thì người mắc bướu sợi tuyến vú sẽ không cần phải phẫu thuật mà khi hormone thay đổi thì kích thước khối u cũng sẽ giảm đi và tự tiêu.

Trừ trường hợp kích thước khối u có sự thay đổi bất thường thì bạn mới cần làm phẫu thuật.

- Nếu bướu sợi tuyến vú không đau và có kích thước < 2 cm, bác sĩ chỉ cần theo dõi bằng khám lâm sàng, nhũ ảnh và siêu âm khi đã xác định chính xác bằng sinh thiết nhờ kim nhỏ (FNA). Loại u này không cần thiết phải phẫu thuật ngay.

- Nếu bướu sợi tuyến vú > 3cm thì bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu, mổ thẩm mỹ theo đường quầng vú hoặc người bệnh cũng có thể được điều trị bằng nội khoa trong một số trường hợp. 

- Trường hợp bướu sợi tuyến vú có kích thước lớn, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật sau:

+ Thủ thuật chỉ cắt bỏ khối u hoặc sinh thiết cắt bỏ

+ Đốt bằng nhiệt lạnh hoặc đốt bằng sóng cao tần

+ Kỹ thuật nhiệt động

7. Kiểm soát bệnh như thế nào?

Để kiểm soát bệnh bướu sợi tuyến vú, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Tái khám định kỳ

- Chụp nhũ ảnh nếu như bạn có u bướu sợi tuyến

- Tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện những biểu hiện bất thường

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn.

8. Bướu sợi tuyến vú không nên ăn gì?

Người bị bướu sợi tuyến vú nên kiêng các loại thực phẩm sau: 

- Đồ ăn mặn

- Đồ chế biến sẵn, đồ hộp

- Thực phẩm biến đổi gen

- Nội tạng động vật

- Đồ lên men, đồ uống, chất kích thích

- Đồ ăn chế biến nhiều lần

- Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Tác giả: Phương Thuận