Ung thư máu: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ung thư máu: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm bao gồm ung thư bạch cầu, u tủy, ung thư hạch (lymphoma). Dấu hiệu bệnh ung thư máu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như chảy máu cam, khó thở, bầm tím,...

1. Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm xảy ra khi có đột biến hoặc thay đổi cấu trúc trong các tế bào mô tạo máu của cơ thể. Khi mắc ung thư máu, số lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ gia tăng đột biến, chúng sẽ bị thiếu dinh dưỡng và thức ăn, do đó bạch cầu sẽ ăn chính hồng cầu - một thành phần quan trọng trong máu.

Lượng hồng cầu trong máu sẽ bị suy giảm dần dần, dẫn đến tình trạng người bệnh bị thiếu máu rồi tử vong. Ung thư máu cũng là căn bệnh duy nhất không hình thành khối u. 

Ung thư máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, ung thư máu chiếm khoảng 30% số bệnh nhi ung thư. Theo số liệu thống kê tại Mỹ, cứ 3 phút lại có một người chẩn đoán mắc ung thư máu và cứ sau 9 phút lại có một người tử vong vì ung thư máu. 

ung thư máu

Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu tăng trưởng bất thường, ngoài tầm kiểm soát. (Nguồn ảnh: Internet)

2. Các loại ung thư máu

Ung thư máu được chia làm 3 loại chính: bệnh bạch cầu (36%), lymphoma (46%) và u tủy (18%).

2.1. Bệnh bạch cầu (36%)

Các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có chức năng giúp cơ thể chống các protein lạ, chống vi khuẩn xâm nhập cơ thể bằng cách tạo hiện tượng thực bào hoặc kháng thể, hình thành khả năng miễn dịch đối với vi khuẩn, virus,...

Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng một cách mất kiểm soát, chúng làm tắc nghẽn tủy xương, cản trở tủy xương sản xuất ra các tế bào máu khác để duy trì dòng máu khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch cân bằng.

Đồng thời, khi số lượng bạch cầu tăng đột biến, bản thân các tế bào này sẽ bị thiếu thức ăn và dinh dưỡng, buộc chúng phải ăn các tế bào hồng cầu, dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu hụt hồng cầu. 

2.2. Lymphoma (46%) 

Lymphoma là loại ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Khi các tế bào lympho phát triển bất thường và vô tổ chức sẽ gây nên tình trạng quá tải, lâu ngày sẽ làm tổn hại hệ miễn dịch của cơ thể. 

Lymphoma có thể được phát hiện trong nhiều cơ quan: gồm lá lách, tủy xương và các cơ quan khác. 

2.3. Đa u tủy (18%)

Dạng ung thư này gây ra do các tế bào plasma. Thông thường, tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương, có chức năng tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi các tế bào plasma tập trung phát triển bất thường trong tủy xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống miễn dịch. 

3. Dấu hiệu của ung thư máu

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của ung thư máu khá mơ hồ, không rõ rệt và dễ gây nhầm lẫn. Ở các giai đoạn sau, bệnh nhân ung thư máu có thể có một số các dấu hiệu sau:

- Sốt

Sốt là một dấu hiệu có thể nhận thấy ở hầu hết các bệnh nhân ung thư máu. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua do dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các nhiễm trùng xâm nhập. Khi chất lượng bạch cầu bị giảm bởi ung thư máu, khả năng chống sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn sẽ giảm mạnh.

- Chảy máu cam

Chảy máu cam là một biểu hiện ung thư máu khá phổ biến và bởi nhiều nguyên nhân thông thường, nhưng nếu máu chảy ồ ạt, thường xuyên, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì đây có thể là một dấu hiệu của ung thư máu.

Chảy máu cam là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu trong thành phần máu, do đó máu khó đông. Nếu có tình trạng này bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để tầm soát ung thư máu.

dau-hieu-ung-thu-mau

Chảy máu cam là một triệu chứng ung thư máu khá phổ biến. (Nguồn ảnh: Internet)

- Đau bụng

Đau bụng là kết quả của việc những tế bào ung thư máu tích tụ lại trong thận, gan và lá lách khiến bụng to ra và đau. Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu của ung thư máu.

- Mệt mỏi, khó thở

Sự mở rộng không kiểm soát được của các tế bào ung thư, cũng như việc ảnh hưởng đến các chức năng sinh lí bình thường của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, không chỉ lúc làm việc nặng mà ngay cả lúc nghỉ ngơi.

Ngoài ra, các tế bào ung thư máu thường có xu hướng bao quanh tuyến ức. Điều này gây đau đớn và khó thở cho người bệnh, đôi khi bệnh nhân ung thư máu có thể ho hoặc khò khè.

- Sưng hạch bạch huyết

Một dấu hiệu thực thể khá rõ ở người bệnh ung thư máu là các hạch bạch huyết ở cổ , cánh tay, bẹn có thể sung to.

- Đau xương

Nguồn gốc của đau xương là bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu. Đây có thể coi là một trong những triệu chứng chính của ung thư máu. Tùy theo mức độ của bệnh ma tần suất xuất hiện các cơn đau là khác nhau, thông thường chúng xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay và lưng,…

- Nhiễm trùng thường xuyên

Ung thư máu làm suy giảm chức năng của các tế bào bạch cầu – đây vốn là các tế bào có chức năng bao vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Điều này dẫn đến hậu quả là bệnh nhân thường xuyên bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

- Dễ bị bầm tím

Khi bị ung thư máu, các tế bào máu bình thường liên tục bị thay thế bằng các tế bào máu non chưa hoàn chỉnh do đó ảnh hưởng đến chất lượng của máu, ví dụ như là tiểu cầu. Do đó, bệnh nhân ung thư máu dễ bị bầm tím và chảy máu không kiểm soát được.

dấu hiệu ung thư máu

Người bệnh ung thư máu dễ bị bầm tím, chảy máu không kiểm soát. (Nguồn ảnh: Internet)


4. Nguyên nhân gây ung thư máu là gì?

Hiện nay, tuy chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư máu nhưng có một số yếu tố nguy cơ như sau:

- Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại như benzene, formaldehyde hay tia xa.

- Nhiễm trùng virus EBV.

- Những người mắc các hội chứng di truyền cũng có khả năng mắc ung thư máu cao hơn

Mặc dù chưa thể xác định rõ nguyên nhân nhưng các nhà khoa học cho rằng ung thư máu cũng có thể do yếu tố di truyền. Nếu một trong 2 người (cha hoặc mẹ) là bệnh nhân ung thư bạch cầu thì đứa con của họ sinh ra thường có nguy cơ cao mắc bệnh này.

5. Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư máu

Để chẩn đoán bệnh ung thư máu, hiện nay các bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm như:

- Xét nghiệm máu, thường là xem công thức tế bào máu từ đó phát hiện ra sự bất thường nếu như mắc ung thư

- Thủ thuật chọc hút tủy xương: Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, sau đó chọc hút tủy xương thường thực hiện ở vùng xương chậu phía sau, thời gian thực hiện khá nhanh khoảng 5 - 10 phút, mục đích để tìm các tế bào ung thư máu trong tủy dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi.

6. Điều trị ung thư máu

Phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư, mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Về cơ bản, một số phương pháp điều trị ung thư máu chính bao gồm: hóa trị, xạ trị, điều trị kháng thể, cấy tế bào gốc, ghép tủy xương và truyền máu để tạo sinh huyết.

- Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc uống, thuốc truyền hoặc thuốc tiêm vào dịch não tủy để tiêu diệt các tế bào ung thư máu theo từng chu kỳ.

- Xạ trị: đây là phương pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho những người chuẩn bị ghép tủy xương.

- Cấy tế bào gốc/ghép tủy: phương pháp này áp dụng cho những người bệnh đã được hóa trị/xạ trị. Tế bào gốc sẽ được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao với tỷ lệ 50% số bệnh nhân có thể tiếp tục sống sau khi thực hiện phẫu thuật.

ung thư máu

Cấy ghép tế bào gốc/ghép tủy là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao. (Nguồn ảnh: Internet)

7. Các cách ngăn ngừa ung thư máu

- Tránh tiếp xúc với hóa chất

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư máu chúng ta nên tránh tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm bao gồm: thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ…

Đặc biệt là người nông dân còn chủ quan với việc phòng chống, những người hay tiếp xúc với các chất hóa học khi phát triển nông nghiệp. Nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất, hãy cố gắng làm sao để giảm thiểu thời gian. Vì chỉ cần tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm

- Tránh tiếp xúc với bức xạ

Việc tiếp xúc với bức xạ thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Do đó, nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường bức xạ, bạn cần mặc đồ bảo hộ theo quy định.

- Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng mắc bệnh,

- Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp có thể giúp bản thân tránh được các tác nhân của bệnh ung thư, bao gồm ung thư máu. Chế độ ăn uống được khuyến khích nên có nhiều thành phần ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Chúng chưa các hoạt chất có khả năng gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ác tính, bên cạnh đó nó còn ngăn ngừa sự di chuyển, lây lan của các tế bào.

- Khám sức khỏe định kì

Bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kì đều đặn hàng năm. Từ đó, nắm rõ được tình trạng sức khỏe bản thân để tự biết cách làm thế nào để điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cũng như phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường,

8. Câu hỏi thường gặp

    Ung thư máu có chữa được không?

    Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được ung thư, trong đó có ung thư máu. Các phương pháp điều trị áp dụng chỉ có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.

    Bệnh ung thư máu sống được bao lâu? 

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, khả năng đáp ứng điều trị, ung thư đã xuất hiện ở hạch bạch huyết ở háng hay chưa và sức khỏe tổng thể của người bệnh. 

Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn, dưới đây sẽ là thống kê thời gian sống trung bình của người mắc bệnh ung thư máu:

Loại bệnh

Thời gian sống

Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Giai đoạn đầu: khoảng 8 năm

Giai đoạn giữa: khoảng 5 năm

Giai đoạn cuối: khoảng 4 năm

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Giai đoạn đầu: khoảng 5 năm

Giai đoạn muộn: thời gian sống sẽ không cao

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng tới tế bào lympho B: khoảng 10-12 năm

Nếu bệnh ảnh hưởng tới tế bào lympho T: thời gian sống rất thấp

Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Người lớn: chỉ sống được khoảng 4 tháng

Tuy nhiên 80% trẻ em mắc bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn

Bệnh đa u tủy xương

Giai đoạn đầu: chưa xác định được thời gian

Giai đoạn hai: khoảng 7 năm

Giai đoạn ba: khoảng 3,5 năm

Tác giả: Ninh Nguyễn