Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề gây lo lắng cho cha mẹ cũng như trẻ ở độ tuổi này. Vậy rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là gì?
Lông vùng kín, hay còn được gọi là lông mu là lông mọc ở vị trí gò mu phía trên âm hộ nữ giới hoặc ở gốc dương vật na m giới. Lông mu bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì khi bạn gái khoảng 11 – 12 tuổi, bạn nam khoảng 12 – 15 tuổi.
Những sợi lông mu sẽ phát triển từ những sợi lông mỏng, khá sáng màu, thẳng và mềm. Sau một thời gian, những sợi lông mu sẽ mọc dày, màu đen sẫm và có độ xoăn tự nhiên. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nam và nữ.
Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, cứ đến độ tuổi dậy thì thì lông vùng kín sẽ xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, không ít trường hợp lông mu mới mọc bị rụng, thậm chí không mọc lại. Vậy nguyên nhân rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là gì?
Đọc thêm:
+ Ngứa 2 bên mép vùng kín và những điều cần biết
+ 9 nguyên nhân gây ra hiện tượng dương vật có mùi hôi
Thông thường, chu kỳ rụng lông vùng kín là khoảng 6 tháng một lần và mỗi ngày rụng khoảng 10 đến 20 sợi. Khi những sợi lông cũ rụng xuống thì những sợi lông mới mọc lên, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ, giữ ẩm, giảm ma sát và điều hòa nhiệt độ cho bộ phận sinh dục.
Vì vậy, nếu phát hiện tình trạng rụng lông mu một cách bất thường, thì cần theo dõi vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Vùng kín là khu vực khá ẩm ướt nên nếu không được không vệ sinh sạch sẽ phát sinh nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có nấm. Đây là loại bệnh do vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín và tác động trực tiếp tới lớp lông vùng kín khiến một số lông yếu và rụng đi. Vùng lông mu bị nấm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm vùng kín.
Trên thực té, tình trạng rụng lông vùng kín thường xảy ra ở những đối tượng là phụ nữ mang thai hay phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ở độ tuổi dậy thì cũng gặp phải vấn đề rụng lông vùng kín. Sự thay đối hormone androgen (hormone nam liên quan trực tiếp đến sự phát triển của lông) là nguyên nhân dẫn tới rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì.
Lông hình thành và phát triển nhờ vào việc hấp thu các dinh dưỡng từ máu. Chính vì vậy, nếu bị rối loạn trao đổi chất trong cơ thể sẽ khiến quá trình luân chuyển bị ảnh hưởng, lông mu không được nhận đủ chất chúng sẽ “đói”, suy yếu dần và rụng đi.
Một số bệnh lý như béo phì, suy giảm chức năng tuyến yên, buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì. Vì thế, khi có các biểu hiện rụng lông vùng kín bất thường, cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện những bệnh lý nếu có.
Các bác sĩ cho biết, một số loại thuốc điều trị nếu dùng trong thời gian dài cũng gây tác dụng phụ là rụng lông vùng kín. Ví dụ như thuốc điều trị bệnhung thư, trị chứng loạn thần, trị các căn bệnh liên quan tới xương khớp…
Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy có sao không, có nguy hiểm không là băn khoăn của không ít người. Các bác sĩ cho biết, trong trường hợp lông vùng kín rụng với số lượng ít sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ít nhiều tác động tới tâm lý của tuổi mới lớn.
Ngoài ra, cần lưu ý, mất đi phần lông này ở cơ quan sinh dục chính là mất đi lớp bảo vệ từ bên ngoài. Từ đó, cơ quan sinh dục phải chống chọi với hàng loạt các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc các tác động vật lý do cọ xát, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Điều này dẫn tới vùng kín dễ dàng bị tổn thương.
Các bác sĩ cũngkhuyến cáo, nếu lông mu thưa thớt, nhất là khi tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì chưa xác định được nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì nó “tiết lộ” nhiều vấn đề về sức khỏe. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, ngay khi có dấu hiệu rụng lông vùng kín bất thường, cần tới ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Các nghiên cứu cho biết, nang lông được nuôi dưỡng từ các mạch máu nên việc bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp lông mu mọc nhanh hơn, hạn chế tình trạng gãy rụng. Theo các chuyên gia, những thực phẩm nên bổ sung là trứng, cá hồi, ớt chuông, khoai lang, hàu biển, hạnh nhân...
Bên cạnh đó, ăn nhiều đường cũng giúp tăng kháng insulin, kích thích lông mu mọc nhanh và rậm hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, cách này không nên áp dụng lâu dài bởi nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể theo, rèn luyện thể chất cũng được khuyến cáo vì nó giúp cơ thể sản sinh thêm testosterone kích thích mọc và hạn chế tình trạng lông mu bị rụng.
Một trong những nguyên liệu tự nhiên tốt cho việc điều trị rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là nha đam. Nha đam được chứng minh có tác dụng giúp giảm tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì.
Để khắc phục tình trạng rụng lông vùng kín, có thể đắp mặt nạ nha đam cho vùng kín 3 lần một tuần, kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu không chỉ tốt cho làn da mà còn có công dụng dưỡng ẩm, kích thích nang lông rất tốt. Vì thế, khi gặp tình trạng rụng lông vùng kín, có thể dùng các loại tinh dầu tự nhiên này thoa đều xung quanh vùng lông mu thưa hay đang bị rụng.
Để đạt hiệu quả cao nhất, nên kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được hấp thụ, tăng cường sự lưu thông máu.
Trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, tình trạng rụng lông vùng kín vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cân nhắc điều trị bằng công nghệ cao. Giải pháp tối ưu nhất giúp khắc phục tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì là cấy lông vùng kín tự thân. Phương pháp điều trị cấy lông vùng kín phù hợp với trường hợp rụng lông do di truyền, bệnh lý, nang lông bị mất, rụng lông lâu ngày nhưng không thấy mọc lại.
Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần lưu ý, tình trạng này đôi khi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu rụng lông vùng kín bất thường, cần tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.