Từ A đến Z về ho có nhiều đờm khi bị bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Từ A đến Z về ho có nhiều đờm khi bị bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là sự kết hợp của khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, bệnh thường do hút thuốc gây ra. Trong đó, ho có nhiều đờm khi bị COPD là do tình trạng viêm phế quãn mãn tính gây nên.

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí vừa và nhỏ trong phổi, khiến người bệnh bị ho có nhiều đờm khi bị COPD. Tình trạng này lặp lại mỗi ngày trong ba tháng hoặc thậm chí kéo dài cả năm. Tình trạng này khiến chất lượng cuộc sống của người mắc COPD bị giảm sút, thậm chí gây lo âu và mất ngủ.

Do đó, cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD; từ đó biết được phương pháp điều trị cũng như phòng tránh để giúp người bệnh hạn chế tối đa tác động của ho đối với sức khỏe tổng thể.

1. Nguyên nhân gây ho có nhiều đờm khi bị COPD

COPD là sự kết hợp giữa khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính, tình trạng này thường xảy ra ở người hút thuốc lâu năm. Khí phế thũng là có sự phá hủy mô phổi, đặc biệt là các túi khí nhỏ ở cuối ống phế quản, được gọi là phế nang, nơi không khí khuếch tán vào và ra khỏi máu.

Ho có nhiều đờm khi bị COPD: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD - Ảnh 1: Getty/ Mirror

Còn viêm phế quản mãn tính có thể khiến phổi của người bị COPD tiết ra nhiều chất nhầy (còn gọi là đờm) hơn bình thường. Trên thực tế, ho có nhiều đờm là một trong những triệu chứng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh COPD.

Nếu phổi của một người tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, nó có thể gây ra các cơn ho nặng hơn. Ho đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất nhầy thừa ra khỏi phổi. Đây là cách cơ thể làm sạch đường thở để giúp hoạt động thở dễ dàng hơn. Do đó ho có nhiều đờm khi bị COPD là tình trạng không lạ đối với người mắc bệnh này lâu năm.

Những thay đổi ở đờm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy người bị COPD chuẩn bị đối diện với một đợt cấp. Đợt cấp tính còn được gọi là cơn bùng phát COPD, điều này xảy ra khi các triệu chứng của bệnh đột ngột trở nên xấu đi.

2. Sự thay đổi màu sắc của đờm khi ho ở bệnh nhân COPD có ý nghĩa gì?

Màu sắc của dịch đờm ở những người bị COPD có thể là một dấu hiệu quan trọng trong việc đánh giá tình trạng của người bệnh. Hầu hết đờm tiết ra đều có màu trong suốt hoặc xám, và ho có nhiều đờm khi bị COPD ở người bị viêm phế quản mãn tính thường có đờm màu vàng nhạt.

Hầu hết mọi người thường nghĩ đờm chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây là dấu hiệu của nhiễm trùng cần điều trị, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một số trường hợp đờm có màu vàng hoặc xanh lá do viêm phế quản mãn tính và lượng chất nhầy này đọng lại trong ống phế quản một thời gian dài.

Ho có nhiều đờm khi bị COPD: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Màu sắc của dịch đờm ở những người bị COPD có thể là một dấu hiệu quan trọng - Ảnh: Pinterest

Những người bị COPD có thể có một loại tế bào bạch cầu do dị ứng di chuyển vào ống phế quản, trường hợp này cũng có thể khiến đờm bị đổi màu.

Ngoài ra, ho có nhiều đờm khi bị COPD được xem là bất thường khi chất nhầy có pha lẫn máu. Tình trạng này phổ biến nhất do nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm phổi; tuy nhiên, máu pha lẫn đờm cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh lao hoặc ung thư phổi.

Dịch đờm thay đổi màu sắc chắc hẳn báo hiệu những thay đổi bất thường trong cơ thể người bệnh COPD. Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân COPD là ho vào khăn giấy để kiểm tra và nhận ra thay đổi màu sắc của dịch đờm sớm nhất.

3. Điều trị ho có nhiều đờm khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Sự thay đổi của dịch đờm được điều trị như thế nào phụ thuộc vào loại thay đổi và nguyên nhân gây ra. Những thay đổi về số lượng hoặc màu sắc của dịch đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo một đợt bùng phát COPD.

Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách điều trị tốt nhất cho mỗi trường hợp.

Nếu dịch đờm quá đặc gây khó ho ra để làm thông đường thở, cách xử trí tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước hơn. Nước sẽ giúp làm loãng đờm và giúp dễ tống ra ngoài khi ho. Tốt nhất bạn nên uống nước lọc hoặc nước trái cây; không nên uống đồ uống chứa cồn hoặc caffeine vì những thức uống này có thể làm tình trạng ho có đờm trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù ho để loại bỏ các chất nhầy dư thừa sẽ làm bạn khó chịu nhưng bạn vẫn phải cố gắng để tống các chất nhẩy ra bên ngoài. Dịch đờm tích tụ lâu trong phổi có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, cuối cùng gây hại cho người bị COPD.

Ho có nhiều đờm khi bị COPD: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Để điều trị ho có nhiều đờm khi bị COPD, cần điều trị tình trạng viêm phế quản mãn tính - Ảnh: Landryswarr

Để điều trị ho có nhiều đờm khi bị COPD, cần có phương án điều trị tình trạng viêm phế quản mãn tính. Có khá nhiều phương án điều trị viêm phế quản mãn tính, và điều quan trọng nhất là bạn nên uống đủ nước để làm loãng đờm. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc long đờm dạng viên hoặc lỏng giúp làm loãng dịch đờm để người bệnh có thể ho ra đờm.

Ngoài ra, còn có các loại thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở và thuốc kháng cholinergic có thể giúp cắt giảm tiết đờm.

Một số trường hợp ho không thể đẩy được dịch đờm có thể được chỉ định sử dụng phương pháp vật lý trị liệu lồng ngực. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần khum tay vỗ nhẹ vào ngực ở nhiều vị trí khác nhau; kĩ thuật này gây ra rung trong lồng ngực để giúp dịch đờm di chuyển dọc ống phế quản.

Vật lý trị liệu lồng ngực có thể được thực hiện bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc một thành viên trong gia đình thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, còn có các thiết bị y tế có tác dụng tương tự như vỗ rung lồng ngực giúp hỗ trợ người bệnh gặp tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD.

4. Các bước làm sạch phổi phòng tránh ho có nhiều đờm khi bị COPD tại nhà

Khi đối mặt với bệnh COPD, đờm tích tụ nhiều xảy ra khá thường xuyên. Điều này không chỉ gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè mà còn là nguồn gốc của ho có nhiều đờm khi bị COPD. Để phòng tránh tình trạng này, điều quan trọng là bạn nên thường xuyên làm sạch phổi khi chúng bị tắc nghẽn. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện thường xuyên tại nhà:

4.1. Uống nước

Nghe có vẻ đơn giản, thế nhưng có 75% người Mỹ gặp tình trạng mất nước thường xuyên. Điều đó gây hại cho sức khỏe tổng thể và đặc biệt là người mắc các bệnh về phổi như COPD. Cơ thể cần nước cho mọi hoạt động nhưng cổ họng đặc biệt cần nước để giúp làm sạch đờm.

Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể chủ động giảm thiểu sự tích tụ chất nhầy, giúp người bệnh có thể thở dễ dàng hơn và tránh được tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD. Ngoài tác dụng làm sạch các chất nhầy, một cốc nước mỗi ngày còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau đầu. Vì vậy, để khỏe mạnh hơn, bạn hãy bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước lọc.

4.2. Ho đúng cách

Mặc dù nghe ho đúng cách có thể lạ lẫm, nhưng việc hô hấp đúng cách thường ảnh hưởng đến tác động của tư thế lên cơ hoành. Khi ho, tốt nhất bạn nên ngồi thẳng lưng, hơi cúi người về phía trước và tránh vừa ngồi hoặc vừa nằm khi. Tốt nhất là sử dụng kỹ thuật "Hoff Hoff", nghĩa là nên thực hiện nhiều cơn ho nhỏ thay vì thực hiện ho mạnh 1 lần.

4.3. Sử dụng các biện pháp tự nhiên

Y học cổ truyền có thể không phải là sở thích của tất cả mọi người, nó có thể đi kèm với một số tác dụng phụ hoặc làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, nhiều loại cây và thảo mộc tự nhiên có khả năng làm thông đường thở, giúp làm giảm tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD.

Ho có nhiều đờm khi bị COPD: Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 4.

Nhiều loại cây và thảo mộc tự nhiên giúp giảm tình trạng ho có nhiều đờm khi bị COPD - Ảnh: Lunginstitute

Những loại thảo mộc đó bao gồm: rau kinh giới; vỏ cam; elecampane; lungwort (còn gọi là cỏ phổi); Osha Root (một loại thảo mộc tìm thấy ở tây nam Hoa Kỳ).

Bạn có thể thoải mái thêm các loại rau hay thảo mộc này vào chế độ ăn uống của mình vì chúng khá lành mạnh và không gây nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào trong chế độ dinh dưỡng.

4.4.Sử dụng dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu là một loại dầu thực vật được làm từ việc ép hạt của cây thầu dầu. Dầu thầu dầu được FDA công nhân an toàn để sử dụng và nó được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể dùng dầu thầu dầu tại nhà như một công cụ tuyệt vời giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng phương pháp này và công nhận tác dụng trong nhiều thế kỷ.

Chỉ cần thoa một chút dầu thầu dầu lên ngực (giống như thoa dầu gió), dầu thầu dầu được cho là có thể giúp phá vỡ các tắc nghẽn bên trong hệ hô hấp. Đây là phương pháp khá dễ và hoàn toàn không lo lắng về tác dụng phụ nên bạn có thể áp dụng tại nhà. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi áp dụng.

Nguồn dịch: https://copd.net/symptoms/mucus/

https://www.everydayhealth.com/hs/chronic-obstructive-pulmonary-disease/copd-blog-mucus-and-chronic-cough/

https://lunginstitute.com/blog/clear-lungs-5-easy-steps/


Tác giả: Tiểu Quyên