Đối với trẻ, việc đi học trở lại, gặp gỡ và được trò chuyện với bạn bè sau một thời gian dài học online luôn khiến trẻ thích thú. Tuy vậy, với việc đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục, số lượng trẻ được tiêm vaccine Covid-19 vẫn chưa phải là toàn bộ thì phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề quan trọng.
Đối với những trẻ còn quá nhỏ để được tiêm chủng thì điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu về các triệu chứng nhiễm Covid-19 ở trẻ.
Đồng thời, phụ huynh cũng cần đảm bảo rằng đã dạy và hướng dẫn trẻ tuân thủ tất cả các nguyên tắc an toàn khi đến trường bao gồm trong và ngoài lớp học. Như chúng ta đã biết, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong nhà cao hơn ngoài trời và vì trẻ em dành phần lớn thời gian trong lớp học nên các bậc cha mẹ cần chú trọng hơn tới việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách giữa các trẻ, rửa tay thường xuyên và vấn đề thông gió trong phòng học.
Đọc thêm: Những thời điểm nào trẻ nhỏ cần được rửa tay để phòng tránh lây nhiễm Covid-19?
Trong quy định mới, Bộ Y tế nêu rõ triệu chứng khởi phát Covid-19 của trẻ em là một hay nhiều dấu hiệu như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ. Tuy nhiên, trẻ thường không có triệu chứng.
Trong đó, triệu chứng lâm sàng thường gặp là:
- Sốt (63%)
- Ho (34%)
- Buồn nôn/nôn (20%)
- Tiêu chảy (20%)
- Khó thở (18%)
- Triệu chứng mũi - họng (17%)
- Phát ban (17%)
- Mệt mỏi (16%)
- Đau bụng (15%)
- Triệu chứng giống Kawasaki (13%)
- Không có triệu chứng (13%)
- Triệu chứng thần kinh (12%)
- Vấn đề ở kết mạc (11%)
- Họng đỏ (9%).
Các triệu chứng khác ít gặp hơn như tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1-2 tuần.
Khoảng 2% trẻ có diễn biến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh. Trong đó, một số trẻ (khoảng 0,7%) cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng như hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C).
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì trẻ em có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 nhưng với mức độ nhẹ hơn so với người lớn cũng như nguy cơ tử vong thấp hơn. Nhiều chuyên gia y tế cũng cho biết, trẻ em có ít khả năng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhất, phần lớn là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Tuy nhiên với sự xuất hiện của các biến chủng mới, trong đó có Omicron thì số ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em đang gia tăng. Vì thế phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
Các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết, trẻ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non và những trẻ mắc bệnh béo phì hay phổi mãn tính thường có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh cao hơn.
Trẻ bị hen suyễn cũng có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn nếu nhiễm Covid-19. Điều này cũng được khuyến cáo tương tự với các trẻ đang mắc các bệnh hô hấp khác, bao gồm cả cúm.
Đọc thêm: Flurona là gì? Mắc cúm và Covid-19 cùng lúc có nguy hiểm không?
Đối với câu hỏi trẻ nào có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao thì câu trả lời là tất cả các nhóm trẻ nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm mà không có biện pháp bảo vệ đều có nguy cơ lây nhiễm.
Theo hướng dẫn thì trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các biểu hiện:
- Khó thở, thở gấp, thở nhanh
- Không thể ăn uống hoặc bỏ bú
- Nhận thức mơ hồ, li bì, mê man, ngủ không tỉnh
- Môi và đầu chi tím tái
- Chỉ số oxy trong máu dưới 95%
Bên cạnh đó, nếu trẻ có các biểu hiện sau, gia đình cũng cần nhanh chóng liên hệ với nhân viên y tế: Sốt trên 38oC, bị ho kèm đau rát họng, tiêu chảy, mệt mỏi, không chịu chơi, tức ngực kèm theo khó thở, chỉ số SpO2 dưới 96%, ăn kém, bú kém,
Bất cứ khi nào vấn đề Covid-19 ở trẻ em được thảo luận thì MIS-C luôn được nhấn mạnh. Mặc dù đây là một tình trạng sức khỏe hiếm gặp rất ít xảy ra ở những ca trẻ bị nhiễm Covid-19 tính đến hiện tại. Nhưng bởi tính nghiêm trọng của hội chứng này mà cha mẹ cũng cần hiểu rõ.
MIS-C có đặc trưng là sốt, phát ban, viêm kết mạc, viêm da niêm mạc ở tay, chân hoặc miệng, hạ huyết áp hoặc sốc đi kèm với các đặc điểm rối loạn chức năng cơ tim, viêm màng ngoài tim, những bất thường ở mạch vành và các vấn đề cấp tính tại tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa hay đau bụng.
- Dạy trẻ hiểu về virus SARS-CoV-2 rằng nếu bị nhiễm bệnh cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào
- Dạy trẻ cách đeo khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ và có các hành vi phù hợp trong mùa dịch như giữ khoảng cách an toàn với các thành viên khác trong lớp,...
- Dạy trẻ hiểu về tầm quan trọng của khẩu trang
- Dạy trẻ biết về việc nên rửa tay bao lâu một lần
- Nói cho trẻ hiểu về tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách an toàn mặc dù rất khó để trẻ và các bạn cách xa nhau
- Khuyến khích trẻ chơi bên ngoài thay vì chơi trong lớp vào giờ nghỉ.
Câu trả lời là CÓ THỂ. Đã có nhiều trẻ nhiễm Covid-19 không triệu chứng, điều này có nghĩa là có khả năng chúng có thể lây bệnh cho quần thể tương tự như một người lớn nhiễm Covid-19 không triệu chứng khác.
Nguồn dịch: Coronavirus: With Schools Reopening, How To Spot COVID Signs In Kids