Trước khi tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì?

Trước khi tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì?
Tiêm phòng vaccine COVID-19 là một trong những cách quan trọng bảo vệ bạn khỏi virus COVID-19. Vậy trước khi tiêm chủng vaccine, COVID-19 bạn cần chuẩn bị những gì? Theo CDC Việt Nam, trước khi tiêm chủng COVID-19, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

1. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

- Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh độ tuổi, công việc để chứng minh bạn đến lượt và có quyền ưu tiên được tiêm vaccine COVID-19.

- Khai báo thông tin cá nhân của bạn trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Trước khi tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì? - Ảnh 1.

Trước khi tiêm phòng vaccine COVID-19 cần làm gì? (Ảnh: Internet)

2.  Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ liên quan quan đến tình trạng sức khỏe của bạn

- Nếu bạn đang mắc các bệnh như béo phì, dị ứng thuốc, bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh tim mạch,... cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và cần được bác sĩ tư vấn trước khi tiêm.

3. Không dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm

- Trước khi tiêm vaccine COVID-19, bạn không nên dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như non-steroide hay ibuprofen vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.

- Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, thuốc này sẽ ngăn cản cơ thể tạo miễn dịch đối với virus COVID-19 bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.

- Sau tiêm, nếu bạn gặp các phản ứng như đau cánh tay, đau cơ, ớn lạnh,... thì đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Đọc thêm: 

 - Bị dị ứng nổi mề đay có tiêm vắc xin COVID-19 không?

Chuyên gia cảnh báo trào lưu mua thuốc hạ sốt Tylenol của Mỹ để chữa Covid-19 

4. Không uống rượu bia và đồ uống có chứa chất kích thích 

Theo các chuyên gia y tế, uống rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực,.... sẽ làm tăng tần số tim và tần số huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Điều này làm ảnh hưởng tới kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.

Uống rượu, bia còn có thể gây ức chế miễn dịch, gây mất nước và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng và gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của vaccine và phản ứng của rượu, bia.

5. Uống nhiều nước

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự khó chịu, giảm các tác dụng phụ do vaccine COVID-19 gây ra.

6. Tránh dùng steroid trước khi tiêm

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng steroid trước 1 tuần, hiện tại và sau khi tiêm chủng. Steroid như dexamethasone và prednisone thường được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác.

Lý do là bởi steroid sẽ làm ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể. Trước khi tiêm phòng, bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho bác sĩ điều trị của mình. Nếu bạn đang sử dụng thuốc chứa steroid, bác sĩ có thể kê những thuốc tương tự nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

7. Đi tiêm đúng giờ hẹn và tuân thủ nguyên tắc 5K 

Việc đến đúng giờ và đúng địa điểm sẽ tránh bị chậm trễ, ùn ứ trong đám đông đi tiêm. Bạn cần chú ý giữ khoảng cách tối thiểu với những người xung quanh và thực hiện tốt 5K để giảm nguy cơ lây nhiễm tại những khu vực đông người.

8. Mặc quần áo rộng rãi

Bạn nên mặc áo có tay rộng, dễ xắn lên để nhân viên y tế dễ dàng khám và tiêm vào cánh tay của bạn.

9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận

Bạn nên chọn tiêm vào cánh tay không thuận để phòng trừ trường hợp bạn bị đau ở vùng da tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay.

Khi đó, cánh tay thuận sẽ giúp bạn thực hiện được các hoạt động hàng ngày.

10. Tìm hiểu rõ thông tin về vaccine cũng như các phản ứng phụ sau tiêm

- Bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin về vaccine cũng như các phản ứng phụ sau tiêm.

- Sau khi tiêm cần ngồi lại khu vực quan sát ít nhất 30 phút để theo dõi xem có phản ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng nào không. Nếu có bất cứ phản ứng nào, bạn cần báo ngay với bác sĩ ở điểm tiêm chủng.

- Bạn cần lưu giữ các giấy tờ liên quan đến việc tiêm vaccine như giấy xác nhận tiêm phòng vaccine COVID-19. Cập nhật đầy đủ thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử.

- Ghi nhớ tên, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế khi cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

- Không đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

Tác giả: Phạm Trang