Trước khi đi khám sức khỏe tuyệt đối không làm những điều này

Trước khi đi khám sức khỏe tuyệt đối không làm những điều này
Một vài nguyên nhân có thể khiến kết quả khám sức khỏe của bạn bị sai lệch. Do đó, trước khi đi khám sức khỏe không nên làm những điều này.

Khi thực hiện sai một vài động tác rất có thể sẽ khiến các kết quả xét nghiệm sai, có tới hơn 30% kết quả chuẩn đoán sai dẫn đến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn hoặc thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.

Do đó, trước khi đi khám sức khỏe mỗi người cần nhớ chất lượng khám không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn mà còn phụ thuộc vào bản thân bạn.

Danh sách một vài lưu ý không nên thực hiện trước khi đi khám sức khỏe để giúp bạn tránh gặp phải các chuẩn đoán không chính xác và giúp bạn bảo vệ sức khỏe.

1. Không ăn mặn trước khi kiểm tra huyết áp

Các món ăn mặn góp phần làm tăng huyết áp. Đây là lý do bạn không nên ăn mặn trước khi thực hiện kiểm tra huyết áp. Ngoài ra, trước khi đo huyết áp cũng không nên ăn các loại thức ăn nhanh, các loại hạt, đậu và sản phẩm có tẩm muối khác.

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến kết quả đo huyết áp của bạn bị sai lệch.

2. Trước khi thực hiện xét nghiệm máu không uống thuốc

Để kết quả xét nghiệm máu chính xác, vài ngày trước khi thực hiện xét nghiệm này bạn cần ngưng sử dụng thuốc để máu có thời gian làm sạch và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Trước khi đi khám sức khỏe tuyệt đối không làm những điều này - Ảnh 2.

Trước khi thực hiện xét nghiệm máu không nên uống thuốc - Ảnh Internet

Một số loại thuốc bắt buộc phải uống hàng ngày, bạn cần lưu ý không nên uống trước khi lấy máu xét nghiệm mà hãy uống sau khi xét nghiệm. Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định uống thuốc.

3. Uống rượu làm tăng cholesterol

Không uống rượu trước khi thực hiện kiểm tra cholesterol, rượu, bia mạnh chứa nhiều đường và carbohydarte, đây là chất có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Thực tế rất nhanh ngay sau đó thì mức cholesterol sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, kết quả mà bạn đo được khi đi khám sức khỏe sẽ không còn có độ chính xác cao.

4. Xét nghiệm nước tiểu không để quá khát nước

Đối với nước tiểu có đến 99% là nước, trong đó chỉ chứa 1% là axit, amoniac, hormone, tế bào máu chết, protein và các chất khác được sử dụng xét nghiệm. Vì vậy thật sự nồng độ rất thấp nên bạn cần uống đủ nước trong một vài giờ trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ nước tiểu và kết quả xét nghiệm đúng.

5. Trước khi đi khám mắt không sử dụng internet

Khi sử dụng mạng xã hội sẽ khiến mắt bạn bị căng, căng mắt liên tục có thể chỉ ra vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt nhưng trạng thái này cũng có thể chỉ xảy ra tạm thời do bạn sử dụng các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài.

Để thực hiện đo thị lực của mắt, nếu đo thị lực sau khi mắt căng do sử dụng mạng xã hội, internet thì thị lực có thể trở nên kém hơn so với thực tế. Trước khi đi khám mắt bạn cần cho mắt nghỉ ngơi để có kết quả khám chính xác.

Trước khi đi khám sức khỏe tuyệt đối không làm những điều này - Ảnh 3.

Không sử dụng internet trước khi thực hiện khám mắt - Ảnh Internet

6. Khám da liễu không sơn móng tay

Các bác sĩ da liễu khi khám toàn diện không chỉ kiểm tra da mà còn có thể kiểm tra cả móng tay, móng chân của bệnh nhân. Móng tay thường dễ nhiễm nấm bệnh, do đó bác sĩ cần xem trạng thái tự nhiên của móng tay.

Không chỉ vậy, một vài vấn đề và sự thay đổi ở móng tay có thể chỉ ra bệnh ở các cơ quan khác.

7. Không sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh

Thực chất việc cấm sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh có liên quan đến thành phần của nó vì chất khử mùi có chứa lượng nhỏ kim loại. Điều này sẽ dễ gây ra những nhầm lẫn đối với các kim loại này với tình trạng vôi hóa là dấu hiệu của ung thư đang tiến triển đối với người bệnh.

Việc sử dụng chất khử mùi trước khi chụp nhũ ảnh không chỉ khiến kết quả khám sức khỏe bị sai mà còn khiến bạn lo lắng.

8. Không thay đổi lịch trình hàng ngày

Bản chất mỗi cơ thể sẽ thích nghi với hệ thống ổn định, cần có thời gian để thích nghi. Do đó, những thay đổi dù là nhỏ nhất trong lịch trình hàng ngày cũng sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe như khiến bạn bị căng thẳng, làm ảnh hưởng đến tình trạng chung và các chỉ số cơ thể khác.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các quá trình tự nhiên khác như thay đổi chế độ dinh dưỡng, uống nước và mức độ căng thẳng. Vì thế muốn biết chính xác cơ thể đang gặp vấn đề gì thì bạn cần phải tránh 8 điều ở trên để quá trình kiểm tra sức khỏe của mình có kết quả chính xác nhất.


Tác giả: Nắng Mai