Quyết định để cho học sinh nghỉ học khi dịch cúm 2019-nCoV diễn ra là hoàn toàn có cơ sở. Khi một em học sinh/sinh viên chẳng may nhiễm cúm mà tới trường, khó có thể tránh khỏi việc em này hắt hơi, ho khiến nước dịch chứa vi khuẩn/virus bay ra môi trường. Thậm chí, việc trò chuyện thông thường cũng có thể khiến nước bọt văng ra môi trường ngoài.
Theo cảnh báo của WHO và theo cả kiến thức mà ta biết, một cú hắt hơi có thể khiến vi khuẩn/virus từ người mang bệnh bay xa tới 2 mét. Trong bán kính 1 mét quanh một em học sinh/sinh viên tới trường, sẽ có vô số bề mặt cho phép vi khuẩn bám vào: từ bảng, bàn ghế cho tới … quần áo của các bạn xung quanh.
Đáng ngại hơn, khi em này sử dụng cốc uống nước chung với các bạn khác, em sẽ khiến mầm bệnh từ nước bọt xâm chiếm miệng cốc, tạo khả năng lây nhiễm cho chúng bạn cùng lớp.
Các bạn học sinh, sinh viên làm ngay bài trắc nghiệm để biết phải làm gì khi tới lớp.
Bằng những biện pháp đơn giản như đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà phòng thường xuyên, các em học sinh/sinh viên có thể hạn chế được việc lây truyền mầm bệnh.
Theo lời PGS. TS Lê Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế, khi mà virus corona có thể lây qua đường phân, không loại trừ được khả năng người bệnh tiếp xúc với phân mà lại không rửa tay sạch sẽ. Mầm bệnh sẽ có thể lây lên tường nhà vệ sinh, lên bồn rửa tay, lên nắm đấm cửa và rồi sẽ tìm tới tay những cá nhân khỏe mạnh khác. Lại càng thêm một lý do nêu lên tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách.
Bấm tại đây để đọc những lưu ý hàng ngày trong mùa dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo mọi người cần giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với nhau để tránh lây nhiễm virus corona mới, đặc biệt là phải giữa khoảng cách với những người có triệu chứng sốt, ho và hắt hơi.
Học sinh và sinh viên nên tránh các hoạt động như bắt tay, ôm hôn, tụ tập thành nhóm đông người khi đi học trở lại.