Vào thời điểm chuyển mùa, nhất là giai đoạn giao mùa thu đông, thời tiết chuyển lạnh. Khi đó, những người bị xương khớp, đặc biệt là người già thường cảm thấy tê cứng, đau nhức xương khớp, khó vận động.
Vậy thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe xương khớp? Khô khớp có phải do thời tiết chuyển lạnh hay không?
Khô khớp là tình trạng khớp tiết ra ít hoặc không tiết ra chất nhờn, dịch ở khớp khiến các khớp trở nên khô cứng, khó vận động, đau mỏi. Khi vận động có thể nghe thấy tiếng kêu từ các ổ khớp. Nhiều trường hợp có thể bị trật khớp thường xuyên, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Những người có nguy cơ cao bị khô khớp như:
- Người lớn tuổi
- Ít vận động, chẳng hạn như dân văn phòng
- Người thừa cân, béo phì
- Những người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt canxi, magie, sắt, kali.
- Gặp các tổn thương liên quan đến xương khớp và làm tổn thương sụn
- Người thường xuyên lao động nặng.
Đọc thêm:
- Bị viêm khớp mùa lạnh: Tránh ăn gì để không phát triển các cơn đau nghiêm trọng?
- Bổ sung vitamin D có giúp cải thiện chứng đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi không?
Thông thường, khô khớp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nhưng nếu không có những biện pháp cải thiện, khô khớp lâu ngày có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: liệt khớp gối, teo cơ hoặc các biến dạng về khớp gối, ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa.
Sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, cơ thể chúng ta thường có xu hướng dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Hơn nữa, khi khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, làm cho mạch máu co lại, giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức.
Nếu trời lạnh mà độ ẩm tăng cao cũng sẽ làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.
Ngoài yếu tố về thời tiết, khô khớp cũng xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Người lớn tuổi có thể bị khô cứng khớp hơn vì theo thời gian, phạm vi chuyển động khớp trở nên hạn chế hơn, kém linh hoạt hơn.
Sụn là lớp đệm bảo vệ kết nối giữa các xương của một người, cũng bắt đầu bị mài mòn. Điều này gây ra viêm và có thể dẫn đến viêm khớp.
Cơ thể phải gánh trọng lực lớn sẽ tạo áp lực lên các khớp. Ngoài ra, các tế bào mỡ có thể giải phóng protein vào cơ thể có thể gây viêm. Cả hai yếu tố này kết hợp với nhau có thể dẫn đến viêm khớp, gây khô cứng khớp.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy thừa cân có thể gây ra tất cả các loại vấn đề trao đổi chất trong cơ thể, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương.
Ăn các sản phẩm từ sữa và động vật có thể đóng một vai trò trong việc kích hoạt các tình trạng có thể gây khô cứng khớp, gút hoặc viêm khớp.
Hơn nữa, chế độ ăn uống ít canxi và vitamin D cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp.
Ít vận động cũng sẽ làm các khớp trở lên yếu hơn nên dễ bị tổn thương, khô cứng, lâu ngày có thể dẫn tới các bệnh xương khớp khác.
Khi có các dấu hiệu khô khớp, mọi người nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp để khắc phục và phòng ngừa bệnh khô khớp như:
- Vận động vừa đủ: Vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe có thể giúp xương khớp khỏe mạnh hơn. Các bạn nên chọn những bài tập như nhịp điệu, bơi lội, đạp xe, yoga,…
Tuy nhiên, không nên tập quá sức, lực tập vừa phải, không quá mạnh, nên có những vật dụng bảo vệ các vùng khớp.
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Những người thường bị khô khớp hoặc phòng ngừa bệnh, mọi người nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D, C, Canxi, Omega-3, cụ thể:
+ Thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá trích, cá mòi, sữa chua, cam, ngũ cốc, trứng, …
+ Thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt, ổi, ớt chuông, súp lơ, cà chua, khoai tây, đu đủ,…
+ Thực phẩm có chứa canxi như rau xanh, cải xoăn, đậu phụ, các loại hạt, quả sung, sữa,…
+ Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá mòi, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, óc chó, đậu nành,…
Bên cạnh đó, những người thường bị khô cứng khớp gối nên hạn chế ăn thực phẩm có đường, chất béo bão hoà, muối, bia, rượu,… đặc biệt không nên hút thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân.
- Uống nhiều nước, mỗi ngày cung cấp đủ 2 đến 2,5 lít nước/ngày giúp bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp. Nếu bạn đang thừa cân, hãy kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày bằng cách chia nhỏ bữa ăn, khẩu phần ăn. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
Có thể thấy, khô khớp thường ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người cần thăm khám khi có các dấu hiệu khô cứng khớp và chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Nguồn tham khảo: Potential causes of stiff joints and what to do about them