Triglycerides đầu tiên là tên khoa học chỉ một dạng chất béo. Đồng thời, từ ngữ này cũng dùng để chỉ một chỉ số ở người. Thông qua chỉ số này, người ta có thể xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc tìm hiểu và biết được Triglycerides là gì sẽ giúp người đọc kiểm soát sức khỏe tốt hơn.
Triglycerides là gì? Được biết, đây là một loại chất béo chứa nhiều trong mỡ động, thực vật. Triglycerides chiếm khoảng 95% hàm lượng chất béo mà con người hấp thụ qua đường tiêu hóa. Triglycerides sau khi được tiêu hóa sẽ di chuyển bên trong mạch máu. Triglycerides được cơ thể sử dụng như một dạng năng lượng cung cấp cho các tế bào hoạt động.
Triglycerides có thể được tích tụ trong máu và trở thành năng lượng dự trữ cho cơ thể. Nhưng đối với người thường xuyên dung nạp lượng calo cao hơn mức cần vào cơ thể. Lượng Triglycerides tích tụ trong máu có thể gây hiện tượng thừa cân, béo phì. Điều này sẽ gây tác động không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn mà khả năng dung nạp thức ăn bạn chỉ có chừng mực, bạn sẽ bị thừa cân hoặc béo phì và có thể đã tăng Triglycerides đang được tích tụ trong máu của bạn. Triglyceride trong máu cao có liên quan đến tăng nguy cơ tình trạng sức khỏe bao gồm cả bệnh tim. Triglycerides cao còn được gọi là tăng Triglycerides máu.
Một câu hỏi mà nhiều người cùng thắc mắc đó là Triglycerides cao là gì? Triglycerides cao liên quan đến một tập hợp các rối loạn về chuyển hóa trong cơ thể. Những rối loạn này được gọi chung là hội chứng chuyển hóa. Người mắc phải hội chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Làm sao để nhận biết được người mắc phải hội chứng này? Sau đây là những yếu tố giúp nhận định được người mắc hội chứng chuyển hóa:
- Vòng bụng to do tích tụ nhiều mỡ thừa
- Chỉ số huyết áp tăng cao hơn so với mức bình thường
- Chỉ số đường huyết cao hơn so với người bình thường
- Chỉ số Triglycerides trong máu cao
- Chỉ số cholesterol HDL thấp
Người có chỉ số Triglycerides cao cần nắm được nguyên nhân tăng lượng triglycerides là gì? Từ đó có hướng điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn:
- Nguyên nhân hàng đầu gây nên sự tăng cao chỉ số Triglycerides là gì? Đó chính là do việc sử dụng quá nhiều bia và rượu.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị sau một thời gian dài sử dụng.
- Lượng đường trong máu không được kiểm soát. Điều này rất dễ xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
- Hormone tuyến giáp không được sản xuất đủ do suy giáp.
- Một số loại bệnh về gan, thận và chứng rối loạn di truyền.
Phương pháp được dùng để chẩn đoán sự bất thường của chỉ số Triglycerides là gì? Để được biết chỉ số Triglycerides trong máu có tăng vượt mức bình thường hay không. Người bệnh cần phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu. Thông thường, người bệnh sẽ làm từ 1 đến 2 cuộc xét nghiệm để cho được kết quả chính xác nhất.
Một lưu ý nhỏ là trước khi làm xét nghiệm máu thì không nên ăn uống bất cứ thứ gì. Hãy giữ bụng đói trong khoảng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Vì thực phẩm dù ít hay nhiều cũng sẽ cung cấp một lượng chất béo cho cơ thể. Lượng chất béo này có thể làm tăng chỉ số Triglycerides trong máu. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ vì vậy mà bị ảnh hưởng.
Đơn vị dùng để đo chỉ số Triglycerides là gì? Đơn vị quy ước dùng để đo chỉ số triglycerides trong máu là mmol/L. Cách xác định mức Triglycerides trong máu như sau:
- Từ 6 mmol/L trở lên là rất cao.
- Nằm trong khoảng từ 2 đến 6 mmol/L là khá cao
- Biên độ vượt mức chỉ số Triglycerides bình thường là ở khoảng từ 1,7 đến 2 mmol/L
- Chỉ số Triglycerides ở mức bình thường sẽ dưới 1,7 mmol/L.
Chỉ số Triglycerides tăng cao sẽ mang lại nhiều hệ quả không mong muốn. Vậy phương thức giúp cải thiện tình trạng tăng cao chỉ số Triglycerides là gì?
- Tăng cường vận động và tập thể dục mỗi ngày
- Ăn uống theo chế độ thực đơn lành mạnh và tốt cho sức khỏe
- Loại bỏ những thực phẩm giàu chất béo trong thực đơn hằng ngày. Có thể kể đến thịt vịt, bò, cừu, nội tạng động vật,...
- Tăng cường lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn.
- Hạn chế tất cả các loại thực phẩm, đồ uống có hàm lượng đường cao.
- Ăn nhiều loại cá giàu acid béo là omega-3. Những loại cá được khuyến khích là cá ngừ, các hồi, cá thu, cá trích, basa và cá hú,... Omega-3 trong cá sẽ giúp trung hòa lượng Triglycerides trong máu hiệu quả.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu và bia.
Hi vọng những thông tin hữu ích giúp người đọc hiểu được Triglycerides là gì? Thông qua việc hiểu đủ, hiểu đúng về chỉ số này, bạn sẽ có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.