Viêm phế quản có 2 loại: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn.
Viêm phế quản cấp thường tự khỏi và ít khi biến chứng nặng.
Biến chứng viêm phế quản mạn thường nặng nề hơn, do bệnh tái đi tái lại nhiều lần gây tổn thương cấu trúc phổi.
Viêm phế quản cấp trên cơ địa bệnh nhân già, lớn tuổi > 65 tuổi, có nhiều bệnh mạn tính: đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn, suy thận mạn, suy tim,.. và cơ địa mắc bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, ung thư. Các trường hợp này dễ dẫn đến biến chứng viêm phế quản thường gặp nhất là viêm phổi.
Cần nghĩ đến viêm phổi khi: bệnh nhiều ngày không khỏi, ho đàm nhiều, đau ngực khi ho, sốt cao, mệt, lừ đừ, ăn uống kém,.. trên nền cơ địa nhiều bệnh lý phức tạp.
Suy hô hấp là biến chứng viêm phế quản cấp hay đi kèm với bệnh lý viêm phổi. Khi viêm phổi nặng, các tế bào phế nang của cơ thể không còn khả năng vận chuyển trao đổi oxy giữa môi trường bên ngoài và máu bên trong cơ thể dẫn đến suy hô hấp.
Suy hô hấp là biến chứng viêm phế quản nặng cần can thiệp cấp cứu kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp: bệnh nhân có nền viêm phế quản cấp, kèm khó thở nhiều, khó thở phải ngồi, co kéo cơ hô hấp phụ (cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn), nói từng từ, tím môi, nhịp tim nhanh,.. cần đưa bệnh nhân đến ngay phòng cấp cứu gần nhất để được điều trị kịp thời.
Viêm phế quản mạn là một trong 2 dạng của bệnh COPD, cùng với khí phế thũng. Các biến chứng viêm phế quản mạn đa dạng:
Do thay đổi cấu trúc nhu mô phổi trong viêm phế quản mạn mà cơ thể giảm khả năng đề kháng với sự xâm nhập vi khuẩn, điển hình là các vi khuẩn gây viêm phổi.
Phòng ngừa viêm phổi là cần thiết. Tiêm phòng vắc xin đối với virus cúm là một cách phòng ngừa biến chứng viêm phế quản mạn tính được nhiều bác sĩ khuyên. Rửa tay thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa viêm phổi.
Biến chứng viêm phế quản mạn gây tràn khí màng phổi là biến chứng nặng cần được can thiệp cấp cứu, giải áp nhu mô phổi kịp thời.
Triệu chứng thường gặp: đột ngột khó thở, cảm giác đau dữ dội kèm thắt chặt ngực, có thể kèm ho.
Điều trị khi gặp biến chứng viêm phế quản mạn gây tràn khí màng phổi là thở oxy liều cao, có thể phẫu thuật.
Phòng ngừa tràn khí màng phổi ở bệnh nhân viêm phế quản mạn: ngưng thuốc lá và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.
Khó thở là biến chứng viêm phế quản mạn thường gặp nhất. Khó thở trong trường hợp này là do lượng khí hít vào và thở ra không đủ cung cấp oxy cho cơ thể cũng như không đủ thải CO2 ra khỏi cơ thể. Vì vậy, người bệnh thường hay thở nhanh nông.
Tăng nồng độ CO2 trong máu gây đau đầu và choáng.
Dụng cụ đo nồng độ oxy máu kẹp ở đầu ngón tay cho biết mức độ giảm oxy trong cơ thế là bao nhiêu. Từ đó bác sĩ sẽ sử dụng liều oxy phù hợp cho từng bệnh nhân khác nhau.
Nồng độ oxy trong máu thấp sẽ làm co mạch máu đồng thời làm gia tăng áp lực của các mạch máu từ tim đến phổi. Vì vậy để cung cấp đầy đủ oxy cho phổi, tim cần phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến suy tim. Suy tim là biến chứng viêm phế quản mạn thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày khôn điều trị.
Một biến chứng viêm phế quản mạn khác thường gặp là chứng loạn nhịp tim. COPD tổn thương các sợi dẫn truyền thần kinh trong tim và gây chứng loạn nhịp tim.
Biến chứng thường gặp của viêm phế quản mạn hay COPD. Những bệnh nhân hút thuốc lá nhiều và sử dụng steroids, khả năng chịu đựng của xương rất kém và thường hay thiếu vitamin D.
Loãng xương dễ gây gãy xương, kể cả các sinh hoạt hằng ngày.
Cách phòng ngừa: đi bộ mỗi ngày, tăng cường sức khỏe xương, cơ qua các bài tập căng cơ, và cố gắng hạn chế té ngã tối đa.
Tương tự như loãng xương, biến chứng viêm phế quản thường gặp là yếu tay, chân, mệt mỏi.
Khi quá cân, phổi cần làm việc nhiều hơn dẫn đến bệnh nặng hơn và biến chứng viêm phế quản mạn xuất hiện nhiều hơn.
Ở bệnh nhân COPD thường sụt cân rất nhanh và nhiều. Khi thiếu cân, các triệu chứng cũng nặng nề hơn, bệnh nhân dễ nhiễm trùng hơn.
Vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý tránh các biến chứng viêm phế quản mạn.
Biến chứng viêm phế quản hay gặp khác là mất ngủ. Viêm phế quản có thể khiến bệnh nhân thức suốt đêm, ngày hôm sau mệt mỏi tăng dần.
Một trong những biến chứng cần quan tâm: cơn ngưng thở khi ngủ. Cơn ngưng thở khi ngủ là có những cơn ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi ngưng thở bệnh nhân giảm nồng độ oxy máu, bệnh sẽ nặng hơn.
Ngưng thở khi ngủ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh: tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ.
Cứ mỗi 10 người bị COPD sẽ có 1 bệnh nhân bị trầm cảm, hoặc rối loạn lo âu. Tỷ lệ này càng gia tăng khi bệnh càng nặng hơn.
Viêm phế quản có thể được chữa khỏi nhanh chóng nhưng trên những cơ địa có nhiều bệnh phối hợp cần cẩn thận trong chăm sóc và điều trị để tránh các biến chứng viêm phế quản cấp gây ra.
Viêm phế quản mạn hay COPD là bệnh mạn tính, có nhiều đợt cấp tính và để lại biến chứng viêm phế quản mạn nặng nề. Thường tổn thương nhu mô phổi, suy tim, suy hô hấp, loãng xương, trầm cảm,…