Triệu chứng suy tim cần được phát hiện kịp thời (nguồn: Internet)
Suy tim là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hoạt động của tim. Tuy nhiên, bệnh suy tim vẫn có khả năng chữa được nếu như phát hiện các triệu chứng suy tim kịp thời và có cách điều trị phù hợp.
Triệu chứng suy tim biểu hiện rõ ràng qua: khó khăn với việc thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, sưng to ở mắt cá chân, bàn chân, thậm chí cả đầu gối.
Các bác sĩ đã vạch ra một số nguyên nhân của bệnh như: người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, nghiện rượu, các chất kích thích, rối loạn tuyến giáp hay HIV/AIDS.
Khó thở: Người bệnh có thể thở nhanh, nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức. Trong trường hợp suy tim gấp, bệnh nhân có thể thở dữ dội, thậm chí suy hô hấp nặng. Một số người bị khó thở khi trò chuyện hoạc hoạt động nhẹ.
Ho: Triệu chứng này thường khó thấy và hay bị bỏ qua. Ho do suy tim thường kéo dài, không có đờm và nặng hơn khi người bệnh nằm.
Ho thường là triệu chứng bị bỏ qua của bệnh suy tim (nguồn: Internet)
Mệt mỏi: Bệnh nhân suy tim thường ở trong trạng thái mệt mỏi, không thể quá cố sức để làm được việc gì. Triệu chứng này do tim bị rối loạn chức năng sinh ra, một phần khác là do sự thay đổi ở dòng máu ngoại vi tới hệ xương. Nhưng thay đổi này một phần do hội chứng suy tim. Người đã mắc suy tim từ lâu thường sống trong trạng thái mệt mỏi và tím tái.
Đau hạ sườn phải: Điều này được giải thích là do ứ máu ở gan gây nên.
Bệnh nhân có thể chán ăn, buồn nôn do ruột bị phù và tưới máu đường tiêu hóa giảm.
Hồng cầu trong máu suy giảm hoặc đa hồng cầu,... là những kết quả mà xét nghiệm máu của người bị suy tim cho thấy.
Tại Việt Nam, dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, nhưng ước tính có khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. Và theo ghi nhận tại Viện Tim mạch Quốc gia, hầu hết các khoa đều ở trong tình trạng quá tải và phải nằm ghép 2, ghép 3 bệnh nhân trên một giường.
Bệnh nhân phải dùng thuốc để giảm áp lực cho tim, từ đó giúp tim thực hiện chức năng bơm máu tốt hơn và giảm nguy cơ các cơn đau bừng phát. Nếu bệnh suy tim có chuyển biến xấu đi, người bệnh cần được phẫu thuật.
Bạn cần tìm tới bác sĩ để được nghe những lời tư vấn hữu ích nhất liên quan tơi các hoạt động thường nhật, từ tập thể dục cho tới chế độ dinh dưỡng,... Đây đều là những yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Ngoài ra, người bệnh cần tiêm vắc xin phòng cúm, viêm phổi, cũng như cảnh giác trước những vấn đề sức khỏe khác.
Như vậy, suy tim đã trở thành căn bệnh rất cần được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc phát hiện sớm triệu chứng suy tim để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất cần thiết để làm giảm bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cho toàn xã hội.
Tổng hợp