Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một cách chi tiết hơn về bệnh viêm tai ngoài. Căn bệnh này thực chất là tình trạng viêm ở ống tai ngoài. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nhất là khi chúng ta tắm hoặc bơi thì khả năng bị viêm tai ngoài càng tăng lên. Hiện tượng viêm tai ngoài cũng có thể diễn ra khi chúng ta dùng vật cứng sắt nhọn làm cho vùng ống tai ngoài bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm.
Cũng như các bệnh về tai khác chúng ta cần phải nhận biết được biểu hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời. Cụ thể sau đây là những triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài:
Nhận biết triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài sớm để có thể điều trị kịp thời
- Có biểu hiện đau nhức trong khoang tai. Cơn đau càng tăng lên khi chúng ta ấn hoặc kéo vành tai lên cao. Lúc này chứng tỏ khu vực bên ngoài của tai có những tổn thương. Chúng ta càng để lâu thì biểu hiện đau càng tăng lên có khi làm lan ra nửa bên đầu.
- Có thể quan sát thấy những tổn thương khi viêm tai ngoài. Cụ thể: phần da của ống tai dày, đỏ và rỉ nước. Chất rỉ ban đầu trong nhưng sau đục dần có lẫn mủ. Lúc này là do những tổn thương của vùng da đã bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Căn bệnh gây cho bệnh nhân mệt mỏi có lúc sốt. Vì vậy để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cụ thể làm người bệnh sụt cân, ăn uống kém.
- Chất nhầy mủ càng tồn tại lâu trong tai sẽ làm cho tình hình bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác ù tai và dần mất cảm giác về âm thanh.
Chúng ta không được lơ là chủ quan mà cần tiến hành ngay các biện pháp điều trị khi có những biểu hiện trên.
Đau nhức tai là triệu chứng dễ nhận biết của viêm tai ngoài
Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc chất acid rất hữu hiệu trong việc chữa trị. Thuốc nhỏ thẳng vào ống tai, thường là 3 - 4 giọt, 2 - 4 lần/ngày tùy loại thuốc. Nên dùng thuốc thêm khoảng 3 ngày sau khi triệu chứng đã thuyên giảm (nói chung, dùng thuốc từ 5 đến 7 ngày). Tuy nhiên, những trường hợp nặng, có khi phải dùng thuốc đến 10 - 14 ngày.
Thuốc nhỏ, nếu lạnh, vào tai có thể khiến bạn chóng mặt. Nếu bạn thấy chai thuốc hơi lạnh, hãy ấp chai thuốc trong lòng hai bàn tay một lát cho thuốc bớt lạnh rồi hãy dùng. Nhỏ thuốc xong, bạn nằm một lát cho thuốc ngấm, còn nếu không thể nằm lâu đủ chờ thuốc ngấm, bạn dùng một miếng bông nhỏ thấm thuốc rồi nhét vào tai giữ thuốc trong tai khỏi chảy ra ngoài. Lay đẩy chỗ sụn ngay phía ngoài ống tai cũng giúp thuốc tráng đều và dễ ngấm vào ống tai hơn.
Trường hợp ống tai nhiều ráy và mủ, nếu có thể, ống tai cần được bác sĩ lau sạch trước khi nhỏ thuốc. Cũng có trường hợp ống tai nhiễm trùng sưng nhiều và hẹp lại, thuốc không vào được, hãy đặt một dụng cụ dẫn thuốc (wick) vào ống tai, rồi qua đó, nhỏ thuốc 3 - 4 giờ/1 lần vào lúc thức. Cứ 2 - 5 ngày, tai được khám lại, cho đến khi ống tai không còn thấy sưng nữa, lấy dụng cụ dẫn thuốc ra khỏi tai.
Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc chất acid rất hữu hiệu trong việc chữa trị
Đa số những trường hợp viêm tai ngoài do vi trùng dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid (Vosol, Vosol HC, Otic Demeboro) hoặc chất kháng sinh (các thuốc Cortisporin, Colymycin S, Otobiotic, Floxin Otic, Cipro HC Otic, Garamycin, Tobrex, ...) là đủ, không cần đến kháng sinh uống. (Viêm tai giữa, ngược lại, chữa bằng kháng sinh uống, không dùng thuốc nhỏ tai). Nhưng nếu dùng thuốc nhỏ tai, viêm tai ngoài không thấy thuyên giảm, hoặc khi tai giữa cùng bị viêm, hoặc nhiễm trùng ngay lúc đầu đã có vẻ lan rộng (sốt trên 38,3oC, đau dữ quá, nổi hạch quanh tai), thuốc nhỏ tai không đủ, phải dùng thêm kháng sinh uống mới xong.
Nên nghi ngờ viêm tai giữa khi người bệnh mới bị cảm, cúm thời gian gần đây, hoặc khi viêm tai xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, vì trẻ dưới 2 tuổi hay bị viêm tai giữa, hiếm khi viêm tai ngoài.
Cũng nên nghĩ đến việc dùng kháng sinh uống sớm cho những người có sức đề kháng cơ thể suy giảm, chẳng hạn vì mang bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc steroid, hoặc mang bệnh viêm da mãn tính. Những trường hợp nặng, dùng thuốc kháng sinh uống cũng không ăn thua, ta dùng kháng sinh tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Bệnh nặng, đã phải cầu cứu đến kháng sinh uống hay tiêm, nên sử dụng loại có thể trị được vi trùng P. aeruginosa và S. aureus (Ampicillin, Amoxil), những thuốc kháng sinh hay bị lạm dụng, nhiều vi trùng đã kháng - không hữu hiệu).
Làm sạch ống tai bằng cách hút ra hết chất tiết dơ bẩn là căn bản của việc điều trị. Sau đó, thuốc nhỏ tai chứa chất acid, nhỏ 3 - 4 lần mỗi ngày trong vòng 5 - 7 ngày.
Trước khi nhỏ thuốc hãy làm sạch ống tai
Nếu bệnh vẫn chưa khỏi, nên nhỏ tai bằng thuốc Lotrimin (dung dịch clotrimazole 1%). Các thuốc nhỏ Merthiolate, Cresylate có thể hữu hiệu hơn, nhưng lại khiến tai bẩn hơn. Nếu thấy màng nhĩ bị thủng, dùng thuốc nhỏ Tinactin (dung dịch tolnafate 1%) cho an toàn, thuốc có lỡ lọt vào tai giữa cũng không sao. Các thuốc kể trên đều dùng giống nhau: 3 - 4 giọt, ngày 2 lần, trong 7 ngày.
Nấm Aspergillus có khi rất khó chữa, khi dùng thuốc nhỏ tai không ăn thua gì, nên dùng thuốc uống trị nấm Sporanox.