Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ.
Mộng du xảy ra ở cả người lớn (Ảnh: Internet)
Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh lại trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 tiếng sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm hoặc không thường xuyên.
- Người bệnh đang ngủ đột ngột ngồi dậy, đi loanh quanh trong phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, cũng có khi đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...
- Mắt đờ đẫn, vô hồn
- Người bệnh thậm chí tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác
- Một số người còn lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ
- Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện
- Người lớn có thể có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang mộng du
- Có người mộng du còn tấn công người cố đánh thức họ
- Có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác, tủ quần áo
- Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn phụ nữ
Triệu chứng bệnh mộng du là người bệnh có những hành động kì quặc, không kiểm soát được nhận thức (Ảnh: Internet)
Khi có những triệu chứng bệnh mộng du, người bệnh cần có những biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời.
- Những người ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, có hành vi tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...
- Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại
- Khóa chặt cửa sổ và cài then cửa phòng ngủ
- Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa
- Không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động
- Để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc
- Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Cài then cửa sổ phòng cẩn thận tránh trường hợp người mộng du trèo ra ngoài (Ảnh: Internet)
- Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó dịu dàng đưa trẻ trở lại giường ngủ. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường
- Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường
- Khóa cửa sổ phòng ngủ của bé cẩn thận
- Không để trẻ ngủ ở giường hẹp
- Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du
- Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du
- Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Điều trị mộng du ở trẻ nhỏ bằng cách luyện cho bé đi ngủ đúng giờ, đủ giấc (Ảnh: Internet)
Khi trong gia đình có người bị mộng du cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu thấy hiện tượng lần đầu tiên, không nên hốt hoảng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện những hoạt động trong giấc ngủ. Cần xem xét các yếu tố tinh thần một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ở những người mắc phải chứng bệnh này.