Thực tế cho thấy rằng, quá trình lão hóa làm tăng nguy cơ mắc một số vẫn đề về sức khỏe mãn tính. Tuy nhiên, điều này cũng không đồng nghĩa với việc bạn cần chuẩn bị tinh thần kéo dài hàng lâu dài trước thực trạng này.
Bản chất, các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở sau tuổi 60, người cao tuổi cần biết các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, cách ngăn ngừa chúng và có thể cho phép giảm nguy cơ và tránh chúng một cách hoàn toàn.
Đây còn được biết đến là một điều kiện về sức khỏe cần được bác sĩ theo dõi, quan sát. Cần đọc để hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Đọc thêm:
- Nâng cao sức khỏe tim mạch để phòng tránh bệnh tiểu đường
- Nguy cơ bệnh tim, sa sút trí nhớ do các triệu chứng mãn kinh
Bệnh tim được biết là một căn bệnh làm tăng khả năng tử vong số 1 ở người Mỹ. Phần lớn các cơn đau tim đều xảy ra ở những người trên 65 tuổi.
Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện các nguy cơ xảy ra cơn đau tim ở đàn ông tăng lên ở tuổi 45, trong khi đó ở phụ nữ nguy cơ xuất hiện cơn đau tim tăng lên ở tuổi 55.
Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng bạn cần khám sức khỏe hàng năm và có thể tầm soát được các dấu hiệu bệnh tim như tăng cholesterol xấu (LDL), chất béo trung tính và huyết áp.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi, cần thực hiện một vài biện pháp như: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục với cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi, thời gian cần tập khoảng 150 phút/tuần. Ngoài ra, cần tránh các thói quen xấu có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, giảm uống rượu bia tối đa.
Tiểu đường tuýp 2 được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng. Với hai yếu tố nguy cơ lớn gồm cả béo phì và lão hoá. Trong khi đó tiểu đường còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bị đau tim, đột quỵ hoặc có thể phát triển chứng mất trí nhớ.
Cần kiểm tra sức khỏe của người cao tuổi trên 65 tuổi một cách thường xuyên. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: "Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên và có sức khỏe tốt, bạn nên tầm soát bệnh tiểu đường 3 năm một lần". Và "Nếu bạn thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường, nên tìm đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ xem bạn có nên kiểm tra thường xuyên hơn không."
Chứng sa sút trí tuệ phát triển rất nhanh trong những năm sau đó. Vì vậy việc cảnh giác và kịp thời phát hiện vô cùng quan trọng đối với người bệnh.
Khi các triệu chứng bệnh sa sút trí tuệ có thể xảy ra sau 60 tuổi thì các vấn đề về trí nhớ hoặc nhận thức không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn thì cần tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện để thăm khám.
Thời điểm này, người cao tuổi cần được kiểm tra gồm: chứng mất trí nhớ, tình trạng giao tiếp khó khăn, các vấn đề phối hợp, thay đổi về tâm trạng, tính cách hoặc khi gặp rắc rối đối với các nhiệm vụ phức tạp.
Huyết áp cao hoặc tình trạng tăng huyết áp còn có thể được phát triển không có triệu chứng và nó mang lại những rủi ro nghiêm trọng và gồm việc tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Viện Y tế Quốc Gia (NIH) đưa ra lời khuyên rằng nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm 1 lần.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hay khi gặp phải các vấn đề về thận hoặc các bệnh lý khác có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn. Trong khi đó, nếu kết quả số trên cùng tâm thu là từ 130 trở lên hoặc kết quả số dưới cùng tâm trương từ 80 trở lên thì tốt nhất lúc này người già cần tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện để tìm cách hoặc nhận hướng điều trị nhằm giảm huyết áp.
Viện Y tế Quốc Gia đưa ra khuyến cáo rằng phụ nữ trên 64 tuổi cần kiểm tra mật độ xương, thực hiện DEXA scan, đây là cách sử dụng máy quét đo độ hấp thụ tia X với mục đích ước lượng mô cơ, mật độ chất khoáng trong xương và mô mỡ ở tất cả các vùng cơ thể với kết quả về mức độ chính xác cao.
Ngoài ra, người cao tuổi nên tham khảo thêm các bài tập hoặc cần thay đổi lối sống với mục đích ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.
Nguồn tham khảo: https://www.eatthis.com/news-health-problems-after-60-doctors/