Trẻ tăng động giảm chú ý là chứng bệnh như thế nào? Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của bệnh đối với trẻ em tăng động giảm chú ý là như thế nào? Giải đáp mọi thông tin xoay quanh việc trẻ tăng động giảm chú ý tại đây.
- Trẻ tăng động giảm chú ý là biểu hiện khi mắc phải hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tên gọi của hội chứng này được viết tắt là ADHD.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý có biểu hiện đặc trưng là: Sự vội vàng; Hiếu động thái quá và mất tập trung.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán xuất hiện ở trẻ em.
- Nhưng các triệu chứng mắc phải của hội chứng này sẽ có ảnh hưởng lâu dài. Có thể kéo dài và tác động đến người bệnh khi đã ở tuổi niên thiếu, thậm chí khi đã trưởng thành.
- Trẻ có biểu hiện hiếu động và bốc đồng
Đối với trẻ tăng động giảm chú ý dạng hiếu động - bốc đồng sẽ có các biểu hiện mang tính quá khích. Sự hiếu động và bốc đồng quá mức sẽ thể hiện qua cách ứng xử và vận động của các em.
- Trẻ tăng động giảm chú ý thuộc nhóm thiên về giảm chú ý
Như tên gọi, các trẻ em tăng động giảm chú ý ở nhóm này có biểu hiện thiên về giảm chú ý nhiều hơn so với việc thực hiện sự hiếu động và bốc đồng ở trẻ.
- Trẻ tăng động giảm chú ý thuộc nhóm tổng hợp
Ở nhóm này, trẻ sẽ có tất cả những biểu hiện nổi trội của cả hai nhóm bên trên gồm cả hiếu động, bốc đồng và giảm chú ý.
- Trẻ tăng động giảm chú ý là rối loạn thường gặp nhất ở trẻ.
- Nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ còn chưa được làm rõ
- Một số nghiên cứu khoa học cho rằng bệnh này liên quan đến các hóa chất bên trong não bộ. Trẻ tăng động giảm chú ý là do các chất trong não bị mất cân bằng dẫn đến ảnh hưởng hành vi.
- Trẻ dễ bị phân tâm và không làm theo các hướng dẫn của người lớn
- Trẻ không thích những công việc tập thể cần sự hợp tác. Né tránh làm các công việc nhà và không thích học tập.
- Trẻ không thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự tập trung trong thời gian dài.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc lắng nghe các sự chỉ dẫn và làm theo.
- Trẻ tiếp thu chậm và tỏ ra lơ mơ khi lắng nghe lời người lớn.
- Trẻ có các biểu hiện quá khích và hiếu động một cách thái quá: Di chuyển liên tục; Nói chuyện quá nhiều có vẻ như mất kiểm soát; Thiếu kiên nhẫn và không thích chờ đợi; …
- Có những hành vi bốc đồng và không cần quan tâm đến hậu quả.
- Thiếu kiềm chế cảm xúc và có thể bùng phát cơn giận bất cứ lúc nào.
- Thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả bạn bè. Điều này dẫn đến việc khó thích nghi với các môi trường học tập và xã hội.
- Gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc cả về mặt ngôn ngữ và biểu hiện, cử chỉ thông thường.
=>> Đọc thêm bài viết về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Từ A - Z về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần biết
Một số yếu tố được cho là có nguy cơ gây ra việc trẻ tăng động giảm chú ý. Đây là những yếu tố mà nếu mắc phải thì cần phải lưu ý việc trẻ có khả năng mắc tăng động giảm chú ý, bao gồm:
- Rối loạn tăng động giảm chú ý là căn bệnh có tính di truyền.
- Môi trường sống cũng là nhân tố gây bệnh.
- Mẹ của bé sử dụng các chất kích thích khi mang thai. Cụ thể là rượu bia và thuốc lá.
- Trẻ bị tai nạn dẫn tới chấn thương não.
- Trẻ sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân.
- Không để cho trẻ bị các tai nạn dẫn đến chấn thương vùng đầu. Điều này sẽ ngăn việc chấn thương và nhiễm trùng thần kinh trung ương.
- Trẻ không được tiếp xúc các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân,…
- Trong thời gian mang thai, người mẹ không được dùng các chất kích thích. Những chất này bao gồm: Rượu bia; Ma túy; Các chất độc hại nói chung có ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Hỏi bệnh sử để thu tập các thông tin về tình trạng sức khỏe, hành vi và các bệnh di truyền.
- Quan sát hành vi và cách phản ứng của trẻ trong một vài tình huống nhất định.
- Xét nghiệm máu và chẩn đoán qua hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân khác.
- Phỏng vấn những người có mối quan hệ gần và thường xuyên tiếp xúc với trẻ.
- Xem xét và đánh giá các hành vi của trẻ trên thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý
- Trẻ sẽ được dùng thuốc để cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- Thiền và yoga là những phương pháp vận động giúp trẻ cải thiện tình trạng bệnh
- Trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cần có chế độ ăn đặc biệt. Loại bỏ những thực phẩm như đường và những chất gây dị ứng phổ biến. Bổ sung thêm vào thực đơn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, axit béo và chất dinh dưỡng.
- Trẻ cần có các liệu pháp giúp luyện tập cách phản hồi thần kinh
- Các liệu pháp điều trị về tâm lý; Liệu pháp về hành vi và nhận thức; Huấn luyện về nếp sống và các kỹ năng xã hội; Các trò chơi phù hợp hỗ trợ cho việc trị liệu. Các liệu pháp này cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình và thầy cô giáo.
Những kiến thức trên có thể giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng cũng như nguy cơ khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý để có những biện pháp điều trị và chăm sóc hiệu quả, kịp thời.