Mỗi lần thay đổi về hình dạng và số lần đi ngoài của trẻ, phụ huynh luôn lo lắng rằng liệu con mình có khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, phụ huynh không cần quá lo lắng về tình trạng sức khỏe này của trẻ.
Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần đôi khi đơn giản chỉ là khi cơ thể trẻ muốn đào thải các chất khó ưa ra khỏi cơ thể mà thôi. Đa số, các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng thức ăn mà bé hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày.
Có nhiều yếu tố liên quan mẹ có thể kiểm tra và xác định xem liệu trẻ có đang gặp phải vấn đề nào với sức khỏe khi trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hay không. Đặc biệt, không phải mọi trẻ sơ sinh khi đi ngoài nhiều lần đều là trẻ đang gặp vấn đề về sức khoẻ, mẹ không cần quá lo lắng.
Thực chất, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần. Đặc biệt, đối với tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và trẻ đi ngoài thì có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân xảy ra.
- Nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có thể gặp phải do sự chủ quan trong chế độ ăn uống của mẹ. Bởi vì, hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt rất nhạy cảm trước thức ăn lạ, các loại thực ăn bị nhiễm khuẩn nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần phải hợp lý để không gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Có thể kể đến một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần như sau:
- Em bé bị dị ứng với thức ăn nào đó trong giai đoạn ăn dặm.
- Có thể trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần do hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần do thuốc nhuận tràng mẹ sử dụng quá liều lượng trong quá trình cho con bú.
Có một vài dấu hiệu có thể giúp mẹ kiểm tra liệu em bé của mình có đang bị đi ngoài nhiều lần hay không một cách chính xác bằng các dấu hiệu nhận biết sau:
- Trẻ đi ngoài liên tục.
- Phân của trẻ có mùi, có bọt và xuất hiện chất nhầy như mũi.
- Trẻ có thể bị sốt cao, biếng ăn và mệt mỏi.
- Kiểm tra bụng của trẻ thì trẻ thường khóc vì đau.
Thực tế, phân su được biết là phân đầu đời của bé, phân hoàn toàn khác biệt với các đợt phân sau vì phân này được tạo nên từ thức ăn khi bé còn trong bụng mẹ với tế bào biểu mô ruột, lông tơ hay chất nhầy và nước ối, mật và nước. Vì thế, phân su ở trẻ nhầy, dẻo như nhựa đường, ngoài ra màu phân su ở bé sơ sinh cũng chuyển sang màu xanh oliu đậm và hầu như không có mùi. Phân này ở trẻ sơ sinh có thể lẫn trong nước ối và màu có thể xoay quanh gam màu xanh lá, nâu hoặc vàng.
Trong tuần đầu sau sinh, em bé nếu bú bình thường và không bị bệnh, phân của em bé sẽ đổi màu, kèm theo đó là kết cấu của phân bé cũng ổn định hơn. Đối với em bé sau sinh, bé có thể đi vệ sinh từ 6 đến 8 lần trong 1 ngày. Đặc biệt, tình trạng em bé căng thẳng hoặc khóc khi đi vệ sinh là chuyện bình thường, điều này không có nghĩa rằng bé nhà bạn đang bị táo bón. Chỉ cần kiểm tra thấy rằng bé đang đi phân mềm là mẹ có thể an tâm.
Thời điểm sau sinh từ 3 đến 4 tuần, em bé vẫn có thói quen đi đại tiện từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần như vậy nhưng mẹ không cần quá lo lắng đối với các trường hợp tần suất này giảm đi.
Tuy nhiên, nếu trẻ đi vệ sinh nhiều hơn số lần trung bình mỗi ngày, kèm theo đó là màu sắc, kết cấu của phân cũng sẽ giúp mẹ nhận biết rằng trẻ có đang gặp phải vấn đề nào về sức khỏe hay không. Chưa kể, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần vốn không phải trẻ đang mắc bệnh nghiêm trọng.
Trẻ nhỏ khi muốn đi vệ sinh, mặt em bé sẽ chuyển dần sang màu đỏ, sau đó khuôn mặt đơ lại do rặn và hai chân quơ quào như đạp xe nhằm tạo áp lực lên vùng đại tràng. Đây là điều dễ hiểu, cha mẹ không nên hoảng sợ vì trẻ bị táo bón bởi vì táo bón xảy ra thì phân của trẻ sẽ cứng và hình dáng phân như những viên đá cuội.
Ngoài vấn đề đi vệ sinh ở trẻ sơ sinh, mẹ còn cần biết Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ trong một ngày?
- Phân của trẻ bú sữa mẹ:
Thường phân của trẻ bú sữa mẹ sẽ đi phân lỏng hơn và phân trẻ bú sữa mẹ còn có màu vàng mù tạt.
- Phân trẻ bú sữa công thức:
Phân của trẻ bú sữa công thức thường khá lỏng, có màu hơi giống mù tạt nhưng thường sẽ có màu vàng cam nhiều hơn và đôi khi phân trẻ bú sữa công thức còn có màu xanh lá.
Ngoài ra, trẻ bú sữa công thức sẽ ít đi đại tiện hơn nhưng phân trẻ vẫn mềm. Phụ huynh có thể ngửi thấy màu hơi ngọt và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm mẹ đã ăn. Không chỉ vậy, phân trẻ bú sữa công thức còn có màu và ổn định hơn so với trẻ bú sữa mẹ.
Chú ý rằng, tùy vào từng loại sữa mà trẻ uống sẽ tác động đến tần suất đi vệ sinh cũng như chất lượng mỗi lần trẻ đại tiện.
Đối với trẻ đã ăn dặm, việc thay tã cho trẻ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi đó, lượng đường có trong trái cây và rau củ cũng sẽ làm thay đổi số lượng cũng như chủng loại virus có mặt ở trong ruột của bé.
Điều này thực chất không làm thay đổi tần suất đi ngoài của bé, tuy nhiêu màu phân của bé lúc này sẽ nâu hơn, có kết cấu chắc và xuất hiện mùi khó chịu hơn.
Kèm theo đó, thỉnh thoảng phân của trẻ sẽ có màu phản chiếu màu sắc bữa ăn gần nhất mà trẻ nạp vào cơ thể. Vì vậy, phụ huynh không cần quá ngạc nhiên khi thấy màu sắc phân của trẻ khác lạ. Khi đó, trẻ ăn dặm đặc hơn, khó nhai nhuyễn hơn thì mẹ sẽ nhìn thấy thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong phân của trẻ.
Đọc thêm hướng dẫn Khi nào nên cho trẻ ăn dặm? Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất.
Cách để bảo vệ sức khỏe của trẻ hiệu quả nhất chính là phụ huynh cần thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ một cách lành mạnh, khoa học hơn.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác trong giai đoạn bú sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu bé bị tiêu chảy khi ăn dặm, nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá. Đồng thời cần chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ uống nhiều nước, tránh cho trẻ bị mất nước dẫn tới suy kiệt.
Đặc biệt, phụ huynh cần sử dụng thêm bù chất điện giải oresol được pha theo tỷ lệ hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy hoặc chống nôn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.