Có nhiều loại adenovirus khác nhau, vì vậy mọi người có thể bị nhiễm nhiều hơn một lần. Những loại virus này không có “mùa” như các loại virus khác (ví dụ như cúm), vì vậy việc lây nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.
Adenovirus là nguyên nhân phổ biến gây sốt và các bệnh như:
- Cảm lạnh
- Viêm kết mạc
- Croup (viêm cấp tính đường hô hấp trên và hô hấp dưới)
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm phổi
- Viêm dạ dày ruột
- Nhiễm trùng bàng quang
- Viêm màng não, viêm não.
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do Adenovirus thường nhẹ nhưng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể xảy ra đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra thì một số loại virus có liên quan tới yếu tố nguy cơ tăng nặng bệnh hơn.
Đọc thêm:
+ Trẻ sơ sinh ngày ị mấy lần là bình thường?
+ Dấu hiệu cúm A ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ bị cúm A nguy hiểm không?
Các triệu chứng nhiễm trùng do Adenovirus rất giống với các triệu chứng do nhiễm trùng khác. Thông thường thì với những người có triệu chứng nhẹ thì các xét nghiệm là không cần thiết.
Nhưng nếu có các triệu chứng nhiễm trùng nặng chẳng hạn như sốt cao trên 40 độ C hoặc sốt kéo dài trên 5 ngày, khó thở, mất nước nghiêm trọng, trẻ không chơi, bỏ bú, ngủ li bì, không tỉnh táo, quấy khóc hoặc ngủ không ngon giấc,... thì các xét nghiệm dịch tiết đường hô hấp, xét nghiệm dịch tiết kết mạc, mẫu phân, mẫu máu hoặc nước tiểu có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán.
Bạn cần cho trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám khi con bị ốm và có các triệu chứng sau:
- Sốt cao, kéo dài hơn vài ngày
- Có vấn đề về hô hấp như khó thở
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có hệ miễn dịch kém
- Trẻ bị đỏ mắt, đau mắt hoặc thị lực bị thay đổi
- Trẻ bị tiêu chảy nặng, nôn mửa hoặc có dấu hiệu mất nước chẳng hạn như tiêu ít hơn, tã ít ướt hơn, miệng khô, mắt trũng sâu, mệt mỏi, lờ đờ.
Đã có các tiêu chuẩn nhập viện điều trị cho trẻ bị viêm phổi do nhiễm Adenovirus là khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ bị khó thở, thở nhanh khi đếm nhịp thở, thở rút lõm lồng ngực và khó thở thanh quản. Trẻ thở nhanh dựa trên đếm nhịp thở bình thường theo độ tuổi như sau:
+ Từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi: 30 - 60 nhịp/phút
+ Từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: 24-30 nhịp/phút
+ Từ 1 tuổi đến 5 tuổi: 20-30 nhịp/phút
+ Từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi: 12-20 nhịp/phút
+ Từ 12 tuổi trở lên: 12-20 nhịp/phút .
- Trẻ có dấu hiệu toàn thân nặng bao gồm: Nôn không thể uống thuốc được, bị co giật, ngủ li bì và có tình trnjg bị nhiễm trùng nặng khác
- Trẻ có các bệnh lý nền nặng như bệnh phổi mạn tính, bị suy dinh dưỡng nặng, bị suy giảm miễn dịch hay bệnh tim mạch nặng,...
- Trẻ có các tổn thương trên X-quang phổi bao gồm các tổn thương phổi nghiêm trọng, bị hoại tử phổi, bị tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, áp-xe phổi,...
Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ nhiễm Adenovirus không được điều trị kịp thời có thể là:
- Bệnh phổi mãn tính
Trong một số trường hợp rất hiếm một trẻ có thể bị viêm phổi do Adenovirus có thể tiến triển thành bệnh phổi mãn tính.
- Nhiễm trùng nặng
Trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc bị suy yếu miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn khi nhiễm Adenovirus.
- Lồng ruột
Tình trạng này thường phổ biến hơn đối với trẻ sơ sinh và là trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp. Các triệu chứng có thể bao gồm: phân có máu, trẻ nôn mửa, bụng sưng, đầu gối gập vào ngực, suy nhược cơ thể, trẻ lờ đờ.
Theo thông tin mới nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh do Adenovirus dương tính phát hiện tại đây tăng cao. Tổng số ca nhiễm Adenovirus ghi nhận trong toàn bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong.
Chỉ tính riêng từ tháng 8- 21/9/2022, tổng số ca bệnh Adenovirus được phát hiện là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Tỷ lệ chung trẻ mắc Adenovirus nhập viện chiếm khoảng 4% so với tổng số người bệnh điều trị nội trú.
Nhìn chung thì hầu hết các trường hợp trẻ nhiễm Adenovirus kéo dài từ vài ngày tới hai tuần. Nhiễm trùng nặng hơn thì có thể kéo dài hơn và gây ra các triệu chứng kéo dài chẳng hạn như ho. Do Adenovirus rất dễ lây lan.
Nhiễm trùng phổ biến ở những nơi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học, bệnh viện và trại hè vì thế phụ huynh cần có các biện pháp bảo vệ trẻ, nhất là khi trẻ đã quay trở lại trường học.
Nguồn dịch:
1. Adenovirus
2. Adenovirus Infection in Children