Thực tế bệnh tay chân miệng là bệnh xuất hiện quanh năm không phải chỉ mùa nóng mới xuất hiện. Nhưng số lượng các các bệnh tay chân miệng tăng nhiều hơn khi thời tiết nắng nóng do đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển.
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên. Trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng khi nắng nóng thường xuất hiện một vài triệu chứng bất thường như: quất khóc, sốt cao không hạ, trẻ thường bị giật mình, mệt mỏi, đau họng hay chảy nước mũi sau khi nhiễm virus từ 3 đến 6 ngày. Lúc này cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời.
Khi bệnh tay chân miệng ở giai đoạn toàn phát thì trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước kích thước nhỏ ở niêm mạc miệng, mặt trong của má, lợi, mặt trên của lưỡi. Đa số các hạt mụn nước đều vỡ nhanh tạo các vết trợt loét, đau rát khiến trẻ nhỏ khó ăn uống.
Sau đó tình trạng bệnh tay chân miệng nặng hơn thì ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các mụn nước, bọng nước xuất hiện ở chân, bàn tay hoặc mông, gối,...
Trẻ nhỏ nếu mắc bệnh tay chân miệng khi nắng nóng diễn biến của bệnh rất nhanh chỉ trong vài giờ và gây những biến chứng nặng nề, nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời trẻ sẽ bị bệnh nặng như sốc, viêm não, viêm màng não,.. thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.
Cần để ý các dấu hiệu khởi phát bệnh của trẻ như: sốt, biếng ăn, mệt mỏi, trẻ bị đau họng, xuất hiện các mụn nước hoặc phồng rộp trong miệng và ngoài da.
BS. Huỳnh Minh Tuấn, Khoa Nội Tổng quát thuộc Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm siêu vi thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một vài trường hợp bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện cả ở người trưởng thành.
Do bệnh có thể gây tử vong và dễ lan truyền từ người sang người qua các tiếp xúc trực tiếp và hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên bệnh tay chân miệng chủ yếu đang được điều trị triệu chứng và được điều trị tại nhà cho các trẻ bị bệnh với cấp độ một.
Để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế việc vận động, tăng cường dinh dưỡng và sử dụng các loại thức ăn lỏng, mề, uống nhiều nước đặc biệt các loại nước hoa quả.
Đối với trẻ nhỏ cần nhanh chóng được hạ sốt, giảm đau bằng cách lau mình với nước ấm và sử dụng paracetamol 10-15 mg trên một kg cân nặng trong mỗi 4 đến 6 tiếng. Ngoài ra cần lưu ý:
- Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
- Không cố cạy vỡ các vết bóng nước tránh gây tình trạng nhiễm trùng.
- Sử dụng sinh tố C, PP, A và thuốc bác sĩ kê để hỗ trợ da, niêm mạc mau lành.
- Nếu bị bội nhiễm nên dùng kháng sinh theo toa và tái khám 2 ngày một lần với bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh trong 7 ngày đầu tiên khi mắc bệnh tay chân miệng.
- Vì đau miệng do các vết loét nên trẻ thường biếng ăn. Vì thế cần chia nhỏ bữa ăn ra cho trẻ, sử dụng các loại thìa, đũa không có cạnh sắc bén để giảm tình trạng làm các vết loét của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ dưới vòi nước chảy nhiều lần.
- Người lớn cần vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Cần ăn chín, uống sôi.
- Vật dụng ăn uống cần sạch sẽ, có thể ngâm với nước sôi để tiệt trùng.
- Tuyệt đối không mớn thức ăn cho trẻ và không cho trẻ ăn bốc hoặc mút tay.
- Các vật dụng như khăn ăn, cốc, bát đĩa, đồ chơi đều không nên sử dụng chung.
- Cha mẹ cần bảo vệ trẻ bằng cách không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
- Khi trẻ bị bệnh cần tự cách ly tại nhà từ 10 đến 14 ngày.
Một vài biện pháp trên có thể đem lại nhiều lợi ích cho phụ huynh trong quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh tay chân miệng khi nắng nóng.