Trẻ ho khan, sốt: Coi chừng dấu hiệu viêm thanh khí phế quản cấp

Trẻ ho khan, sốt:  Coi chừng dấu hiệu viêm thanh khí phế quản cấp
Ho khan là dấu hiệu viêm thanh khí phế quản rõ ràng nhất. Triệu chứng ho khan của căn bệnh này rất khác so với các kiểu ho khác. Trẻ nhỏ sẽ ho nhiều khi nằm, ho đặc biệt nặng vào ban đêm, có thể khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân nhanh chóng...

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp chủ yếu vào mùa thu, đông. Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Dưới đây là những dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh.

1. Ho khan

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh viêm thanh khí phế quản. Triệu chứng ho khan của căn bệnh này rất khác so với các kiểu ho khác. Trẻ nhỏ sẽ ho nhiều khi nằm, ho đặc biệt nặng vào ban đêm. Thậm chí việc ho khan còn khiến trẻ bị mất giấc khi ho quá dữ dội vào giờ đi ngủ.

2. Sốt

Triệu chứng sốt ở trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản thường là sốt từ 38 – 40 độ C. Trẻ bị sốt là biểu hiện của việc khả năng nhiễm trùng do vi khuẩn đang phát triển. Nếu trẻ bị sốt kéo dài, thường từ 1 tuần trở lên không thuyên giảm, cha mẹ nên cho trẻ tới ngay cơ sở y tế.

3. Khàn tiếng

Do viêm tại mô xung quanh thanh quản, trẻ nhỏ rất dễ bị khàn tiếng khi mắc bệnh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết đối với căn bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em. Tiếng ho khi trẻ mắc bệnh này thường rất khác biệt so với các tiếng ho khác. Bác sĩ dễ dàng chẩn đoán được căn bệnh khi nghe tiếng ho của trẻ.

4. Sổ mũi

Ảnh 1.

Triệu chứng sổ mũi rất phổ biển trong bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em (Nguồn: Internet)

Sổ mũi và sốt là hai triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em, đặc biệt là triệu chứng sổ mũi. Trẻ bị sổ mũi tương tự với sổ mũi của cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, nếu bị sổ mũi kéo dài và ho khan xuất hiện, cha mẹ nên nghĩ đến việc trẻ bị viêm thanh khí phế quản.

5. Ho khan

Ho khan thường đi kèm với tiếng thở rít. Âm thanh của tiếng thở rít rất khó nghe, thậm chí nhiều cha mẹ còn hoảng sợ và lo lắng khi nghe tiếng thở của trẻ. Người lớn cần đưa trẻ vào phòng tắm, xả nước ấm để trẻ hít thở trong không khí ẩm. Điều này giúp đường hô hấp được giãn mở và làm dịu cơn ho khan cũng như tiếng thở ở trẻ. Không khí lạnh vào buổi tối cũng rất tốt cho bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc lâu với không khí lạnh vì nguy cơ mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm.

6. Hơi thở nặng nề, thở hơi ngắn

Hơi thở của trẻ ngắn lại và trở nên nặng nề hơn kèm theo triệu chứng ho khan. Dấu hiệu bệnh này để lâu sẽ rất nguy hiểm nên cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời.

7.  Da tím tái, xanh xao quanh móng tay, miệng, mũi của trẻ

Trẻ không nạp đủ oxy cho cơ thể sẽ làm da tím tái xanh xao nghiêm trọng, đặc biệt là vùng da quanh móng tay, miệng, mũi của trẻ. Lúc này, đường thở bị bịt lại nên không có khả năng cung cấp đủ oxy cho trẻ hít thở. Nếu trẻ có biểu hiện này, cha mẹ cần cho trẻ điều trị y tế ngay lập tức.

Ảnh 2.

Một số trẻ có biểu hiện da tím tái (Nguồn: Internet)

(Viêm thanh khí phế quản là tình trạng phù nề thanh quản và khí quản làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm trở nên hẹp, phát ra tiếng rít khi thở và làm trẻ bị khó thở.

Bệnh phổ biến với trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ lớn hơn thường ít có nguy cơ mắc bệnh hơn do cơ thể phát triển hoàn thiện và có hệ miễn dịch tốt hơn.)

Như vậy, dấu hiệu bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em rất dễ nhận biết và phát hiện kịp thời. Cha mẹ nên để ý các biểu hiện bất thường về sức khỏe của trẻ để có biện pháp điều trị bệnh thích hợp. Mùa đông lạnh thường là thời điểm nhiều trẻ mắc bệnh nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

Tác giả: Quỳnh Anh