Hiện nay, thế giới đã tiến hành chương trình tiêm vắc xin ngừa covid-19 với tiến độ nhanh chóng và vô cùng cấp bách. Nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ vị thành niên. Hãng vắc xin Pfizer đã cung cấp vắc xin và tiêm chủng ở một số nước. Tại Trung Quốc, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cũng đã bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ em bắt đầu từ tháng 7 ở nhiều địa phương.
Tại Việt Nam, nhiều phụ huynh cũng băn khoăn cho rằng việc tiêm vắc xin covid-19 cho trẻ vị thanh niên vào thời điểm này có an toàn hay không?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm phòng (từ 12-18 tuổi) dựa trên ý kiến của một số chuyên gia và thử nghiệm lâm sàng trên thế giới.
Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc xin ngừa covid -19 cho trẻ em, như ở Trung Quốc, và một số nước Châu Âu.
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em đến hiện giờ là tương đối thấp so với các độ tuổi khác. Giải thích điều này, chuyên gia Wang Guiqiang, giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Số 1, Đại học Bắc Kinh cho rằng việc cung cấp không đủ vắc xin covid-19 là một trong những lý do khiến trẻ em chưa được tiêm chủng mạnh lại một số nước. Vì hiện tại vắc xin đang dành cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao và cần được ưu tiên. Với sự cải thiện liên tục của dữ liệu nghiên cứu lâm sàng và sự gia tăng liên tục của nguồn cung vắc xin, nhiều nước sẽ từng bước mở rộng đối tượng tiêm chủng.
Tuy nhiên trong tương lai, nếu đủ năng lực sản xuất vắc xin, nhiều nước có thể bắt đầu cho trẻ tiêm trong độ tuổi từ 3-17 tuổi. Cũng theo chuyên gia Wang Guiqiang, độ an toàn của vắc xin đã được kiểm chứng hiệu quả, và trẻ vị thành niên có thể yên tâm tiêm chủng.
Đọc thêm:
Những thông tin cần biết về vaccine Pfizer-BioNtech trong phòng COVID-19
Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?
Hiện nay, các dữ liệu liên quan đến tiêm chủng đều có tín hiệu rất tốt, dữ liệu an toàn tổng thể của vắc xin covid-19 là phù hợp và an toàn với trẻ nhỏ. Báo cáo này đã được rút ra từ chiến dịch thử nghiệm lâm, sàng giai đoạn II ở độ tuổi 3-17, cho nên nó cũng được chấp thuận sử dụng khẩn cấp ở trẻ trong độ tuổi này. Vì vậy nếu chủ động được nguồn tiêm chủng, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm sớm để phòng tránh lây nhiễm covid- 19. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy những tác dụng phụ hoặc trường hợp tử vong khi tiêm vắc xin covid-19 ở trẻ em tuổi từ 3-17.
Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin covid-19 hiện đang được triển khai nước rút. Tuy nhiên một số nhóm cần trì hoãn việc tiêm vắc xin bao gồm
- Tiền sử bị Covid-19 trong vòng 6 tháng;
- Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua;
- Tiền sử bệnh mãn tính đang tiến triển;
- Đang suy giảm khả năng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày);
- Bệnh cấp tính; Đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ.
Bộ Y tế cũng quy định 7 đối tượng sau đây cần chuyển tiêm tại bệnh viện và theo dõi tại bệnh viện:
- Tiền sử dị ứng với bất cứ dị nguyên nào
- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định
- Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc dùng thuốc chống đông
- Độ tuổi trên 65
- Bất thường dấu hiệu sống (nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở)
- Dấu hiệu bất thường khi nghe tim phổi
Bộ Y tế cũng vừa ban hành mẫu Phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mới, các tiêu chí mới được bổ sung trong nội dung sàng lọc như sau
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;
- Tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định;
- Đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19.