Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật thai nhi không?

Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật thai nhi không?
Tránh lây nhiễm Covid-19 là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ mang thai, nhưng nếu không may nhiễm virus này thì sinh con ra có bị dị tật không, đây là nỗi trăn trở của rất nhiều bà mẹ trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp.

1. Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật không?

Chưa có nghiên cứu khẳng định trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 bị dị tật!

Mới đây Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Các dữ liệu cho thấy nguy cơ mắc thể nặng của phụ nữ đang mang thai nhiễm Covid-19 có nhiều triệu chứng hơn so với nhóm không mang thai.

Theo BSCKI. Lê Thị Kim Ngân, Trưởng khoa sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về vấn đề mẹ mắc covid-19 : “Hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn nếu nhiễm phải các loại virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp, trong đó có Covid-19, thậm chí mẹ bầu phải thở máy, chạy ECMO hay dùng kháng sinh liều cao". 

Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi mẹ mắc covid-19 mặc dù có những ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể như tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển hoặc tử vong sơ sinh…Đây là nghiên cứu tổng hợp từ nhiều quốc gia trên 7.500 trẻ em, trong đó 25 trẻ sơ sinh nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng vừa và nhẹ, tỉ lệ tử vong là 0,08%. 

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn cần thiết duy trì cái ôm đầu tiên sau khi sinh, chăm sóc sơ sinh sớm và bú mẹ để giảm các biến chứng do bệnh tật và tử vong. 

2. Nguy cơ thai phụ mắc Covid-19 phải đối mặt

- Hệ miễn dịch giảm sút

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị Covid-19 Củ Chi, TP.HCM cho biết phụ nữ có thai vẫn lây bệnh bình thường như những người bình thường khác, hạn chế tiếp xúc và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa.

Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật không? - Ảnh 2.

Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý lâu dài - Ảnh: internet

Đọc thêm: 

Mang thai và dương tính với COVID-19: Những rủi ro có thể gặp phải là gì?   

Lưu ý mới của WHO về khả năng lây nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu từ nhà miễn dịch học Đại học Yale Akiko Iwasaki, nhiễm virus có thể nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai bởi toàn bộ hệ thống miễn dịch của người mẹ sẽ bảo vệ bào thai khỏi sự xâm nhập các tác nhân virus, vi khuẩn hay yếu tố ngoại lai. Chính là người mẹ đã “đương đầu” để bảo vệ sức khỏe của con mình. 

- Hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng

Khi mang thai càng lâu, hệ thống tim mạch, phổi của mẹ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tử cung phát triển sẽ càng có ít khoảng trống cho phổi, vì vậy mẹ bầu thường cảm thấy khó thở. Mục đích của virus SARS-CoV-2 là tấn công vào phổi, do đó mẹ bầu phải chịu áp lực rất lớn trong thai kỳ. 

Tim mạch của thai phụ cũng bị ảnh hưởng khi vừa phải bơm máu cung cấp cho thai nhi, vừa phải có oxy hít thở. Nếu mẹ mắc Covid-19 sẽ có nhiều khả năng hệ thống tim mạch quá tải phải hoạt động nhiều hơn trong thai kỳ.

- Nguy cơ mắc chứng máu khó đông

Chuyên gia khoa sản Malavika Prabhu (Hoa Kỳ) cho biết thêm tại cơ thể người phụ nữ mang thai thường bị mắc chứng máu khó đông, vì vậy họ cần nhanh chóng cầm máu sau khi sinh con, điều này tương đồng với đặc điểm khi nhiễm Covid-19.

Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật không? - Ảnh 3.

Những ảnh hưởng sức khỏe khi nhiễm covid-19 trong thai kỳ - Ảnh: Internet

3. Chăm sóc phụ nữ mang thai đang nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19

Đối với phụ nữ đang mắc Covid-19, thực hiện cách ly và hướng dẫn theo quy định của Bộ Y tế hiện hành và quy định cách ly tại địa phương.

Đối với thai kỳ, mẹ bầu cần nghiêm chỉnh việc khám thai định kỳ bằn cách tư vấn qua điện thoại hoặc các cuộc gọi video để nhờ bác sĩ chỉ định.

Thai phụ cần đảm bảo các bữa ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thức phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, các loại hạt, ngũ cốc. Đây là các nhóm thực phẩm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ thai nhi. 

Trẻ em sinh ra có mẹ mắc Covid-19 có bị dị tật không? - Ảnh 4.

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng cần được ưu tiên trong đại dịch Covid-19 - Ảnh: Internet

Ngoài ra, các thực phẩm này cung cấp các khoáng chất như canxi, photpho, kẽm, kili giúp hình thành bộ xương chắc khỏe, tránh loãng xương cho cả mẹ và con. 

Thường xuyên thay đổi, đa dạng các loại thực phẩm để tạo sự ngon miệng, nhất là giai đoạn mẹ bầu bị ngén. Uống đầy đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và hạn chế các đồ uống đóng chai, đồ uống có gas, rượu bia…

Đồng thời, bà mẹ mang thai vẫn cần thực hành nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch 5K của Bộ Y tế ban hành. 

4. Xử trí phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19

Đối với phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 hoặc đã chữa khỏi cần được theo dõi sát thai 2 - 4 tuần/lần từ các bác sĩ, nhân viên y tế nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiền sản giật, thai chậm phát triển trong tử cung, dọa đẻ non/đẻ non.

Cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng động và các loại thuốc khác cho thai phụ nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Nếu dùng thuốc kháng virus cần theo dõi chức năng gan, thận; nếu có kế hoạch mổ lấy thai, ngừng sử dụng thuốc kháng đông trước 12 - 24 giờ.

Nếu bà bầu có tiên lượng xấu khi phải thở máy và  thai nhi trên 32 tuần tuổi thì phải cân nhắc chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ lấy thai hoặc theo dõi sinh đường dưới.


Tác giả: Minh Ngọc