Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và điều kiện sống thì những tình trạng sức khỏe liên quan đến dư thừa dinh dưỡng ngày càng gia tăng, trong đó nổi bật là béo phì ở trẻ em. Cùng với sự dư thừa về cân nặng khi bị béo phì thì những nguy cơ sức khỏe do thừa cân, béo phì ở trẻ em cũng dễ dàng xảy ra hơn.
Những biến chứng của béo phì ở trẻ em có thể chưa biểu hiện ngay lập tức trong giai đoạn thơ ấu của trẻ, do vậy nên chúng thường bị bỏ qua một cách chủ quan.
Một số hậu quả có thể gây ra do béo phì ở trẻ em:
Tình trạng béo phì ở trẻ em được cho là có mối liên hệ mật thiết đối với nhiều căn bệnh tim mạch khác nhau.
Béo phì ở trẻ em gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu, tích tụ cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa mạch máu, làm tăng khối lượng tâm thất trái của trẻ, tăng huyết áp, đột quỵ,... Những vấn đề tim mạch do nguyên nhân béo phì ở trẻ em có thể chưa biểu hiện ngay lập tức trong giai đoạn thơ ấu của trẻ, nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ khỏi phát bệnh và sau và thường có tiên lượng kém hơn người bình thường nếu mắc bệnh.
Người ta nhận thấy rằng, tình trạng dư thừa mỡ ở người béo phì nói chung và trẻ em béo phì nói riêng có thể tạo nên các kháng thể kháng insualin (hocmon hạ đường huyết của cơ thể), tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiểu đường type 2 phát triển.
Không phải tất cả những người bị béo phì đều sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2, nhưng hầu hết những phần lớn người mắc tiểu đường type 2 có biểu hiện béo phì. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa béo phì và sự khởi phát tiểu đường.
Béo phì ở trẻ em làm tăng gánh nặng lên các hoạt động hô hấp của trẻ do sự chèn ép của mỡ thừa ở đường thở, các phản ứng viêm dễ xảy ra hơn. Điều này có thể gây nên nhiều biến chứng hô hấp cho trẻ như hội chứng ngưng thở khi ngủ, giảm thông khí,...
Các nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan lớn giữa béo phì và sự khởi phát hen suyễn dễ dàng hơn, kiểm soát cân nặng tốt ở mức hợp lý có vai trò tích cực trong kiểm soát cơn hen xảy ra.
Hệ tiêu hóa cũng là một trong các hệ cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề do béo phì ở trẻ em . Sự tích tụ mỡ quá mức trong các cơ quan của hệ tiêu hóa có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Những biến chứng tiêu hóa thường thấy nhất do béo phì ở trẻ em có thể kể đến như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, rối loạn bài tiết mật, các bệnh về đại tràng, giảm nhu động ruột, táo bón,...
Ngoài ra, hệ vi sinh vật đường ruột cũng có sự khác biệt rất lớn giữa các trẻ có chỉ số cân nặng bình thường và những trẻ bị béo phì.
Béo phì ở trẻ em khiến trẻ có trọng lượng cơ thể cao, điều này khiến hệ cơ xương khớp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn để chống đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Tình trạng cơ xương khớp hoạt động quá tải trong thời gian kéo dài sẽ gây nên các biến chứng như sự thoái hóa các khớp, loãng xương, đau khớp,...
Bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) được chứng minh rằng có tỷ lệ mắc cao hơn ở những bệnh nhân béo phì.
Béo phì làm thay đổi ngoại hình ở những đứa trẻ, điều này có thể gây nên nhiều tác động tâm lý tiêu cực khác nhau cho chúng.
Những đứa trẻ có thể gặp phải sự kỳ thị, trêu chọc từ bạn bè, hoặc từ những người xung quanh do ngoại hình quá béo. Nhiều trường hợp béo phì đã được ghi nhận mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm,... đặc biệt dễ gặp hơn ở những đối tượng các bé gái, hay trẻ ở trong các giai đoạn tâm lý nhạy cảm như tuổi dậy thì.
Có thể thấy rằng, béo phì ở trẻ em có thể gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy cha mẹ hãy luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ để hạn chế nguy cơ béo phì xảy ra.
Nguồn dịch: https://academic.oup.com/qjmed/article/111/7/437/4016386