Trẻ cận thị, hỏng mắt và nhiều vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, bố mẹ nên làm gì?

Trẻ cận thị, hỏng mắt và nhiều vấn đề sức khỏe trong mùa dịch Covid-19, bố mẹ nên làm gì?
Thời gian nghỉ học vì đại dịch Covid-19 đã khiến trẻ em có nhiều thời gian để tiếp xúc với thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… điều này dẫn đến tỷ lệ cận thị tăng cao hơn so với các năm gần đây.

Trong thời gian nghỉ dịch Covid-19, các bậc cha mẹ vẫn đang loay hoay không biết chơi với con của mình như thế nào, bởi các em không được đến trường trò chuyện với thầy cô, bạn bè và cũng không được ra ngoài chơi thoải mái. Vậy nên, có rất nhiều gia đình đành phó mặc con trẻ cho những chiếc điện thoại, tivi, laptop. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng to lớn tới thị lực của trẻ cũng như tác động nhiều tới sức khỏe tinh thần.

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng tăng cao trong mùa dịch Covid-19, bố mẹ nên làm thế nào? - Ảnh 1.

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về võng mạc ở trẻ đặc biệt gia tăng trong mùa dịch Covid-19 (Ảnh: Internet)

Theo một nghiên cứu đến từ Đại học Hong Kong ( Trung Quốc), nếu những vấn đề ở đôi mắt của trẻ không được bố mẹ quan tâm đánh giá kịp thời sẽ dẫn đến các tật khúc xạ về mắt, đôi lúc những biến chứng không thể tưởng tượng được khi tăng nguy cơ mù mắt và không thể phục hồi được.

Nghiên cứu trên được lấy kết quả của gần 1.800 trẻ em phải nghỉ ở nhà do dịch bệnh và các nguy cơ tác động lên đôi mắt khi sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên. Kết quả cho thấy gần 20% trẻ em bị cận thị chỉ trong vòng 7 tháng, 37% trẻ bị đã có tật khúc xạ về mắt và dẫn đến cận thị. Đối với trẻ độ tuổi 6-8 tuổi có 28% mắc cận thị từ khi bắt đầu giãn cách do đại dịch. 

Đối với hành vi tiếp xúc xã hội và các hoạt động ngoài trời đã giảm nghiêm trọng từ 1 giờ 15 phút xuống còn khoảng 24 phút mỗi ngày, và thời gian tiếp xúc với máy tính tăng từ 2,5 giờ lên khoảng 7 giờ mỗi ngày. Đây là các số liệu thực sự báo động nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài trong các năm tới. 

1. Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi trẻ lạm dụng thiết bị điện tử

Việc tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử đặc biệt trong thời điểm nghỉ dịch covid-19 không những làm đôi mắt trẻ yếu đi mà còn ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội và đời sống tinh thần của trẻ. 

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng tăng cao trong mùa dịch Covid-19, bố mẹ nên làm thế nào? - Ảnh 2.

Trẻ cần được xây dựng thói quen trước khi sử dụng thiết bị điện từ phải xin phép người lớn và cần phải được sự đồng ý của cha mẹ mới được phép sử dụng. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Bạn có biết thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh kéo dài bao lâu? Hướng dẫn bảo quản trứng tươi đúng cách 

Trẻ em béo phì do nghỉ dịch Covid-19 gia tăng: 2 lưu ý dành cho cha mẹ

Ngoài những căn bệnh liên quan tới phát triển tinh thần của trẻ, việc lạm dụng thiết bị điện tử còn dẫn đến nguy cơ thoái hóa thần kinh và cong vẹo cột sống, nguy cơ mỏng vỏ não và giảm khả năng tập trung. Nếu việc này liên tục tái diễn sẽ dẫn đến tình trạng tự kỷ, giảm khả năng tiếp thu kiến thức. Trẻ dễ mắc phải các bệnh cận thị, mỏi mắt, khô mắt, các hội chứng liên quan đến xương khớp, rối loạn vận động, giảm sự tương tác với môi trường xung quanh. 

 Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thiết bị điện tử khiến trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như 

- Giảm trí nhớ, chậm phát triển khả năng đọc viết, khả năng ngôn ngữ, khả năng lý luận kém, trẻ ít nói, trầm cảm 

- Các bức xạ điện từ quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và làm tăng khả năng trẻ mắc các bệnh như bệnh bạch cầu và hen suyễn. 

-  Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, phá vỡ nhịp sinh học. 

-  Trẻ dễ bị trầm cảm, lo âu, tính cách thường khó dạy bảo, dễ gia tăng xu hướng tự kỷ. 

- Trẻ cầm điện thoại nhiều dễ gây tổn thương các khớp xương ở tay, lưng và cổ do ngồi sai tư thế

2. Biện pháp giúp bảo vệ thị lực của trẻ trong mùa giãn cách

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào.

Với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.

Tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng tăng cao trong mùa dịch Covid-19, bố mẹ nên làm thế nào? - Ảnh 3.

Cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động như cùng làm việc nhà, cùng nấu ăn để trẻ bớt lạm dụng điện thoại, ti vi trong thời điểm nghỉ dịch Covid-19- Ảnh: Internet

Nhắc trẻ chớp mắt khi chúng đang nhìn vào màn hình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều chớp mắt ít hơn so với bình thường khi nhìn quá tập trung vào màn hình

Cha mẹ cũng nên xem ti vi cùng con để chọn chương trình phù hợp cũng như đặt những câu hỏi nhằm kích thích tư duy giúp trẻ phân biệt đúng sai và thu nhận những lợi ích mà ti vi mang lại.

Tìm hiểu và hướng dẫn những trò chơi thông minh cần phát huy trí não như Lego, giải đố, cá ngựa… và các hoạt động thể chất đơn giản trong nhà như tập thể dục tại chỗ, nhảy dây, chống đẩy…

Ngoài ra, bố mẹ nên thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút, hãy hướng dẫn trẻ tập luyện mắt bằng cách nhìn ra từ cửa sổ, ban công, đặc biệt nhìn ra các khoảng xanh sẽ làm giảm nguy cơ cận thị tăng độ. Các phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ khi đọc, viết, cần ngồi thẳng lưng, không nên nằm đọc sách, vừa ăn vừa xem tivi…

Cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như: Cà rốt, cá hồi, rau xanh, nước ép cà chua... có hàm lượng vitamin A và các chất giúp sức khỏe của mắt được tăng cường.


Tác giả: Minh Ngọc