Trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì để nhanh khỏi?

Trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì để nhanh khỏi?
Thời tiết mùa hè nóng nực khiến số lượng trẻ mắc rôm sẩy tăng nhanh đột biến. Không chỉ các loại thuốc điều trị rôm sẩy mới phát huy tác dụng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rôm sẩy cũng quan trọng không kém trong việc giúp trẻ mau khỏi bệnh. Vậy trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì để nhanh khỏi?

Thời tiết mùa hè nóng nực khiến số lượng trẻ mắc rôm sẩy tăng nhanh đột biến. Không chỉ các loại thuốc điều trị rôm sẩy mới phát huy tác dụng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rôm sẩy cũng quan trọng không kém trong việc giúp trẻ mau khỏi bệnh. Vậy trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì để nhanh khỏi?

1. Trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì?

Rôm sẩy đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ đang rất nóng và khó chịu, vì vậy, câu trả lời tốt nhất cho cho việc trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì chính là rau xanh và các loại thực phẩm thanh mát. Các món ăn cho bé cần thanh, mát, bổ sung nhiều nước và vitamin để giảm nóng trong, thanh lọc cơ thể. Mẹ có thể chuẩn bị cho bé các món sau đây:

- Các loại nước trái cây như cam, bưởi, chanh (nhưng cần hạn chế đường để có thể không bị nóng).

- Khi trẻ ngứa, nóng, mẹ hãy chuẩn bị các món canh rau xanh thanh mát như canh rau ngót, rau cải hay canh rong biển.

- Tăng lượng trái cây hàng ngày cho bé. Các loại hoa quả như lê, táo, cam đều rất mát và rất tốt cho trẻ.

Ảnh 2.

Trẻ bị rôm sẩy nên ăn gi? Các món canh thanh mát là lựa chọn số một (Ảnh: Internet)

- Nên khuyến khích trẻ uống nước rau má vì đây là một bài thuốc cực tốt trong điều trị rôm sẩy.

- Mẹ cũng nên pha bột sắn dây với nước ấm và cho bé uống để giải nhiệt (không pha bằng nước nguội lạnh vì khiến bé dễ gặp vấn đề về tiêu hóa).

Ảnh 3.

Bột sắn dây giúp giải nhiệt rất tốt (Ảnh: Internet)

- Nước râu ngô cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rôm sẩy.

Lưu ý: Khi trẻ bị rôm sẩy nghĩa là bé đang rất nóng, mẹ tuyệt đối không cho con uống nước đá vì rất dễ sốc nhiệt dẫn đến bị cảm hoặc viêm họng.

2. Một số lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ bị rôm sẩy

Để tình trạng bệnh của trẻ nhanh cải thiện, khi chăm sóc trẻ bị rôm sẩy tại nhà, mẹ nên hết sức lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm bệnh của bé nặng thêm:

- Không xóa bóp cho bé bằng các loại tinh dầu vì chúng sẽ ở lại trên da khiến tình trạng bít tắc lỗ chân lông trở nên nghiêm trọng hơn, do đó không những không giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh rôm sẩy mà còn khiến cho bệnh của bé nặng và lâu khỏi hơn.

Ảnh 4.

Không xoa bóp tinh dầu cho trẻ bị rôm sẩy (Ảnh: Internet)

- Không cho trẻ tắm với nước lá chanh đậm đặc vì sẽ gây tổn thương đến là da vốn mỏng và yêu của bé. Dùng lá chanh hay vỏ chanh để tắm cho trẻ đều không tốt vì bé dễ bị kích ứng, da bị bào mòn nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, nước đun lá thường sẽ để lại lớp tinh bột lá trên da sau khi tắm dễ khiến da bé dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, dẫn đến hiện tượng bội nghiêm các vết rôm sẩy, do đó tổn thương lâu lành và khó điều trị hơn.

- Không tắm các loại nước lá nếu da bé có dấu hiệu trầy xước do ngứa gãi. Vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào gây tổn thương cho da và nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Nếu tắm nước lá, mẹ hãy đảm bảo da con không bị trầy xước và phải tắm lại bằng nước sạch ngay sau khi tắm nước lá.

- Không sử dụng các loại sữa tắm chứa kiềm gây khô da.

- Không sử dụng thuốc bôi khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, không bôi phấn rôm khi trẻ bị rôm sẩy

- Tránh đưa trẻ đến các địa điểm đông người trong thới tiết nóng nực. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bố mẹ hãy chống nắng và che chắn cẩn thận cho con

Trên đây là những lời khuyên về việc trẻ bị rôm sẩy nên ăn gì cũng như một số lưu ý bố mẹ cần tránh trong quá trình chăm sóc cho con. Mùa hè ngày càng khắc nghiệt với nhiều loại bệnh hơn, bố mẹ hãy lưu ý để có thể chăm sóc sức khỏe cho con được tốt nhất nhé.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên