Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do đâu? Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ đơn giản tại nhà

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do đâu? Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ đơn giản tại nhà
Nếu trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do các nguyên nhân khác nhau.

1.1. Trẻ dưới 1 tuổi

- Do trẻ chưa biết xì mũi hoặc loại bỏ chất nhầy trong mũi

Ở lứa tuổi này, trẻ bị nghẹt mũi chủ yếu là do có nhiều chất nhầy trong mũi. Để loại bỏ chất nhầy trong mũi của trẻ, bạn có thể dùng tăm bông hoặc nhỏ nước muối sinh lý và sử dụng dụng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy trong mũi trẻ ra ngoài.

- Do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ dưới 1 tuổi. Nếu bị thường xuyên bị trào ngược, tình trạng nghẹt mũi cũng nặng hơn.

- Do tắc ống lệ mũi hoặc lệch ống lệ bẩm sinh

Đây đều là các nguyên nhân gây nghẹt mũi hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

- Do nhiễm vi rút

Trẻ bị nhiễm vi rút gây cảm cúm, cảm lạnh cũng khiến trẻ bị nghẹt mũi.

Trị bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do đâu? Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ đơn giản tại nhà - Ảnh 1.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy theo từng độ tuổi. (Ảnh: Internet)

1.2. Trẻ 1-2 tuổi

- Do trào ngược

Trẻ ở độ tuổi này đã có thể ăn các loại thức ăn khác bên cạnh sữa. Trẻ uống nước trái cây hoặc các loại đồ uống có đường khác trước khi ngủ sẽ gây khó tiêu và có thể dẫn đến trào ngược. Chính vì vậy, tình trạng chính là nguyên nhân có thể làm trẻ bị nghẹt mũi.

- Do các bệnh về đường hô hấp

Các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản,... sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi trầm trọng. Có trẻ còn chảy nước mũi nhiều hoặc không chảy nước mũi. Khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hay có dấu hiệu chảy nước mũi nhiều kèm các triệu chứng khác như ho có đờm, sốt, mệt mỏi,... bạn cần cho trẻ đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

- Do táo bón

- Do viêm amidan

Đọc thêm:

 - Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Tư thế trẻ ngủ nằm sấp chổng mông có tốt cho sức khoẻ trẻ không? 

1.3. Trẻ 2-5 tuổi

- Do thói quen ăn uống

Trẻ uống nhiều sữa, nước trái cây,...ngay trước khi đi ngủ có thể dẫn đến hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao gây trào ngược khiến trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi và ho.

- Do môi trường thiếu độ ẩm

- Do viêm mũi dị ứng

-Do viêm amidan

Trẻ 5 tuổi trở lên

- Do viêm mũi dị ứng

- Do viêm amidan

2. Cách xử lý tình trạng nghẹt mũi ở trẻ

Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi không phải do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra, bạn có thể xử lý tình trạng nghẹt mũi của trẻ bằng các biện pháp ngay tại nhà sau:

2.1. Tạo độ ẩm trong không khí

Cho con hít thở không khí ẩm có thể giúp làm lỏng tất cả các chất nhầy gây tắc nghẽn mũi của trẻ. Bạn hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đơn giản chỉ cho con ngồi trong phòng tắm có hơi nước, tình trạng nghẹt mũi của con có thể được cải thiện đáng kể đó.

Nếu bạn đang sử dụng máy tạo độ ẩm, hãy luôn nhớ vệ sinh máy thường xuyên để tránh nấm mốc gây các bệnh về đường hô hấp.

2.2. Sử dụng dụng cụ hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý

Đối với trẻ nhỏ chưa biết cách xì mũi, bạn nên sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy hết chất nhầy gây tắc nghẽn mũi ra ngoài. Trước khi thực hiện hút mũi, hãy nhẹ nhàng đặt con nằm ngửa rồi nhỏ hai đến ba giọt dung dịch nước muối vào mỗi lỗ mũi giúp làm loãng chất nhầy gây tắc nghẽn. Nếu có thể, hãy cố gắng giữ con bạn nằm yên trong khoảng một phút sau khi nhỏ nước muối. Tiếp theo, cho con ngồi lên và dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ra.

Lưu ý sau khi hút mũi, bạn cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ và tránh sử dụng nhiều lần trong một ngày để không làm kích ứng lớp niêm mạc nhạy cảm trong mũi của con bạn.

Nếu con không thích hút mũi, bạn có thể chỉ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của con và dùng khăn lau chất nhầy chảy ra.

2.3. Cho trẻ uống nhiều nước

Khi trẻ nghẹt mũi, hãy cho con uống nhiều nước để giúp làm loãng dịch mũi và giảm nghẹt mũi. Nếu trẻ không muốn uống nước, bạn có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây mà con thích để đảm bảo con luôn đủ nước.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do đâu? Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ đơn giản tại nhà - Ảnh 2.

Khi trẻ nghẹt mũi, hãy cho con uống nhiều nước để giúp làm loãng dịch mũi và giảm nghẹt mũi. (Ảnh: Internet)

2.4. Hãy cho con nghỉ ngơi

Trẻ khi bị nghẹt mũi sẽ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi nên hãy tạo cho con môi trường nghỉ ngơi thoải mái nhất. Hãy cho con ngồi trên giường hoặc ghế sofa rồi đọc truyện hay chơi xếp hình với con,...

2.5. Gối đầu cao cho trẻ

Khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn hãy dùng gối hoặc khăn gối đầu cao cho trẻ lúc ngủ. Việc này sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn đó!

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ và cách xử lý đơn giản ngay tại nhà khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Nghẹt mũi là chứng thường gặp và không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu con bạn bị nghẹt mũi kéo dài kèm theo các biểu hiện khác như ho, sốt bạn nên đưa con đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: 

1. 5 Gentle Remedies to Relieve Congestion in Toddlers 

2. Top 4 reasons your child has a "Stuffy nose" or "Blocked nose"


https://suckhoehangngay.vn/tre-bi-nghet-mui-nhung-khong-chay-nuoc-mui-la-do-dau-cach-xu-ly-nghet-mui-cho-tre-don-gian-tai-nha-20211230174936589.htm
Tác giả: Phạm Trang