Trẻ bị ngã đập đầu mạnh mới đáng lo? Cảnh báo nguy cơ chấn thương sọ não ở trẻ khi ngã ở mức độ nhẹ

Trẻ bị ngã đập đầu mạnh mới đáng lo? Cảnh báo nguy cơ chấn thương sọ não ở trẻ khi ngã ở mức độ nhẹ
Nhiều người cho rằng, trẻ bị ngã đập đầu mạnh mới có thể ảnh hưởng đến não bộ, tuy nhiên nhiều số liệu đã ghi nhận trường hợp trẻ té ngã nhẹ cũng gây nguy cơ tụ máu não hoặc chấn thương sọ não.

Trẻ bị tụ máu dưới màng cứng sau khi ngã từ giường xuống đất

Mới đây tại bệnh viện A, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận trường hợp 1 cháu bé H.L.Đ có biểu hiện nôn tháo và di chuyển chậm chạp. Gia đình cho biết cú ngã từ trên giường xuống nhưng không mạnh và không để lại vết bầm tím lớn.

Bố mẹ chủ quan khi thấy con ngã đập đầu xuống đất dẫn tới tụ máu não - Ảnh 1.

Trường hợp trẻ bị ngã đập đầu nhẹ dẫn đến chấn thương não - Ảnh: Internet

Tuy nhiên vài ngày sau bé H.L.Đ có biểu hiện như trên nên gia đình đưa vào bệnh viện khám và được các bác sĩ phát hiện có một khối máu tụ lớn ngoài màng cứng vùng trán phải, đè ép màng cứng và nhu mô não thùy trán phải. Sau khi được bác sĩ phẫu thuật lấy khối máu tụ, hiện tại sức khỏe của bé đã bình phục.

Giải thích về trường hợp này, BSCKII. Nguyễn Anh Trọng - Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện A Thái Nguyên cho biết: Tuy ba mẹ thấy trẻ ngã nhẹ và không có biểu hiện bên ngoài vết thương nặng như bầm tím, chảy máu, nhưng sẽ có trường hợp xảy ra tổn thương và thường gặp nhất là tổn thương cấp tính. 

Những tổn thương trên có khi sau vài ngày tới vài tuần mới có biểu hiện ra bên ngoài. Nhiều ca nhập viện bị tụ máu dưới màng cứng nhưng vẫn khẳng định mình hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì tới hoạt động hằng ngày. 

1. Quan niệm trẻ bị ngã đập đầu mạnh mới gây tổn thương não là hoàn toàn sai lầm

Sự chủ quan của cả gia đình và nạn nhân như bố mẹ cháu H.L.Đ bên trên là hoàn toàn sai lầm vì nghĩ rằng chỉ có va đập mạnh, chảy máu mới có thể gây tổn thương não. Trên thực tế nhiều vụ va chạm nhẹ như: cộc đầu trúng cạnh tủ (rất hay gặp), va đầu vào tường, té ngã… đều có nguy cơ tụ máu trong não. 

BS. Trọng giải thích thêm về khả năng tụ máu não do cú va chạm đã làm đứt một tĩnh mạch khiến máu chảy hoặc rỉ ra bên ngoài màng não. Khi lượng máu tích tụ đủ sẽ chèn áp lên não gây ra các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, rối loạn tay chân hoặc dẫn tới hôn mê…

Bố mẹ chủ quan khi thấy con ngã đập đầu xuống đất dẫn tới tụ máu não - Ảnh 2.

Quan niệm chỉ khi trẻ ngã đập đầu mạnh mạnh mới gây tổn thương não là hoàn toàn sai lầm - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Vào mùa trẻ có nguy cơ đuối nước khi đi bơi cao cần tránh những sai lầm khi sơ cứu này    

Nghiên cứu mới: Trẻ sơ sinh sẽ nuốt phải 1,6 triệu vi nhựa nếu các mẹ pha sữa theo cách này!

Nhiều trường hợp sau 2-3 tháng mới xuất hiện các triệu chứng trên và được xếp vào chứng tụ máu dưới màng cứng mãn tính. 

BS. Trọng khuyến cáo mọi người, nhất là bố mẹ của trẻ cần để ý kỹ từng chút một các hoạt động thường ngày của trẻ. Nếu không phát hiện sớm và xử lý có thể dẫn tới tình trạng sống thực vật hoặc tử vong. 

Khi có những dấu hiệu nhức đầu dữ dội, tay chân yếu và giật tay chân; nôn ói liên tục, lúc tỉnh lúc mê, ngủ mê kêu không thức dậy, kinh phong, sưng lớn nơi da đầu, lỗ tai hoặc lỗ mũi chảy nước trong… Ở trẻ em, dấu hiệu giúp dễ nhận ra là trẻ bỏ thói quen sinh hoạt hàng ngày, chỉ thích nằm, không muốn ăn, than đau đầu… thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được xử lý và điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu nguy hiểm sau khi trẻ bị ngã đập đầu 

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu có biểu hiện này sau khi trẻ bị ngã đập đầu 

- Khó khăn khi đi lại: Sau khi ngã, bé kêu chóng mặt và đi lại mất thăng bằng, đứng lên và lại ngã thì cần đi khám bác sĩ ngay. 

Theo dõi xem bé có làm được mọi chuyện như trước không (ngồi thẳng, đi lại vững vàng, di chuyển tay chân bình thường).

Theo dõi cảm xúc của bé có quấy khóc nhiều bất thường, không thể dỗ.

-  Rối loạn tri giác: Ngay sau ngã, bé vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả xung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt (bé không thể tập trung chú ý vào bạn, không nhìn vào mắt bạn, không làm theo yêu cầu của bạn, không nhận ra người thân trong gia đình…).

Bố mẹ chủ quan khi thấy con ngã đập đầu xuống đất dẫn tới tụ máu não - Ảnh 3.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu có biểu hiện này sau khi trẻ bị ngã đập đầu kể cả ở mức độ nhẹ - Ảnh: Internet

- Nôn mửa nhiều lần: Thông thường, sau khi ngã, ngay cả khi không có chấn thương sọ não, nhiều bé vẫn có thể nôn 1 hay 2 lần, do khóc, ho hoặc đơn giản là do sự va đập của hộp sọ. Đề phòng trường hợp bé nôn, trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã, chỉ nên cho bé uống nước trong hoặc bú sữa mẹ, không nên cho bé dùng thức ăn đặc.

- Đồng tử mắt không đều: Trong vòng 24 giờ sau ngã có thể xuất hiện các dấu hiệu như mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng. Trẻ lớn có thể nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hóa hai). Ch.ảy máu hoặc chảy nước dịch từ lỗ mũi hoặc lỗ tai

- Ngủ li bì: Các bé thường có xu hướng ngủ thiếp đi sau khi ngã, điều này khiến việc theo dõi tình trạng ý thức của trẻ trở thành nhiệm vụ khó khăn đối với cha mẹ. Nếu bé bị ngã vào buổi tối, hoặc gần giờ ngủ trưa thì thật khó biết bé ngủ vì đến giờ hay vì chấn thương. Nếu không thể giữ bé thức thì cứ để bé ngủ, nhưng cần theo dõi sát, cứ 2 giờ một lần.

3. Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị té ngã 

– Không nên làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn. Gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.

– Không nên bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.  

Bố mẹ chủ quan khi thấy con ngã đập đầu xuống đất dẫn tới tụ máu não - Ảnh 4.

Lưu ý sơ cứu đúng cách sau khi trẻ bị té ngã đặc biệt là trẻ bị ngã đập đầu - Ảnh: Internet

– Không nên di chuyển bé trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.

Những tổn thương não bộ luôn rất nguy hiểm dù chỉ là một tác động nhỏ với bất cứ ai, kể cả trẻ bị ngã đập đầu ở mức độ nhẹ, do đó, mọi người không nên chủ quan xem nhẹ chấn thương đầu, ngay cả khi va chạm, cộc đầu không thấy vết thương cũng phải cẩn trọng, theo dõi sức khỏe chặt chẽ.


Tác giả: Minh Ngọc