Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn vận động (tic) do xem tivi, sử dụng điện thoại nhiều

Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn vận động (tic) do xem tivi, sử dụng điện thoại nhiều
Trẻ sử dụng điện thoại, tivi nhiều có thể dẫn tới hội chứng rối loạn vận động (tic). Tình trạng diễn ra trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp, trẻ có thể sẽ bị trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý.

Hiện nay, việc cho trẻ sử dụng điện thoại, tivi diễn ra phổ biến. Đây được coi là công cụ đắc lực giúp cha mẹ coi con một cách nhàn hạ, tuy nhiên lại dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng.

Việc dùng điện thoại, tivi quá nhiều có thể làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến sự phát triển của não, hạn chế khả năng giao tiếp, … Đặc biệt, có thể dẫn tới tình trạng rối loạn vận động, hay còn gọi là tic.

Theo chia sẻ của một số phụ huynh có con thường xuyên xem ti vi, điện thoại, họ thấy con có những biểu hiện bất thường như bất ngờ nheo mắt, lắc đầu liên tục, tay chân bị giật … mà không thể kiểm soát. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến ở những người mắc hội chứng tic.

Vậy rối loạn vận động (tic) là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

1. Rối loạn vận động (tic) là gì?

Tics là những chuyển động không đều, không kiểm soát được, không mong muốn và lặp đi lặp lại của các cơ, có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Rối loạn tic vận động là một tình trạng bao gồm các cử động ngắn, không kiểm soát được, giống như co thắt hoặc phát ra giọng nói (được gọi là tic âm thanh). Nếu có cả cảm giác khó chịu và bộc phát giọng nói, tình trạng này được gọi là hội chứng Tourette.

Rối loạn tic thường bắt đầu từ thời thơ ấu, xuất hiện lần đầu khi trẻ khoảng 5 tuổi. Những trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử thông minh (tivi, điện thoại) có nguy cơ bị cao mắc hội chứng này.

Nhiều trường hợp tic chỉ là tạm thời và có thể khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số người trải qua cảm giác tic sẽ phát triển thành rối loạn mãn tính. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng của bệnh cần can thiệp sớm.

Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn vận động (tic) do xem ti vi, sử dụng điện thoại nhiều - Ảnh 2.

Rối loạn tic vận động là một tình trạng các cử động ngắn, không kiểm soát được như nháy mắt, lắc đầu, tay chân bị giật (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Trẻ xem ti vi, điện thoại nhiều: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu thị lực bất thường ở trẻ cần thăm khám

Sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều có liên quan đến việc dậy thì sớm

Tic có thể được phân loại thành:

- Tic thoáng qua: sẽ biểu hiện với một hoặc nhiều tic trong ít nhất 1 tháng, nhưng ít hơn 12 tháng liên tục. Tic này phổ biến hơn ở trẻ em khuyết tật học tập và được nhìn thấy nhiều hơn trong các lớp học giáo dục đặc biệt. Trẻ em trong phổ tự kỷ cũng có nhiều khả năng mắc chứng tic này.

- Rối loạn tic vận động hoặc thanh âm mãn tính: tình trạng này thường kéo dài từ 1 năm trở lên nhưng ít phổ biến hơn tic thoáng qua.

- Hội chứng Tourette: Hội chứng Tourette's (TS) là một chứng rối loạn thần kinh phức tạp. Bệnh đặc trưng bởi nhiều tic - cả động cơ và giọng nói. Đây là rối loạn tic nghiêm trọng nhất và ít phổ biến nhất.

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn vận động (tic)

Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh tic như:

- Hành vi: cử động đầu và vai, nhấp nháy, giật, đập, nhấp ngón tay, chạm vào đồ vật hoặc người khác.

- Âm thanh: ho, hắng giọng hoặc rên rỉ, lặp lại các từ hoặc cụm từ.

- Cảm xúc: tức giận, mệt mỏi, lo lắng, phân khích.

Khi thấy trẻ thường xuyên có những biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa con đến bệnh để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

3. Rối loạn vận động (tic) có nguy hiểm không?

Khi mắc chứng rối loạn vận động (tic) trẻ vẫn có thể học tập bình thường, thông minh, lanh lợi. Nhưng nếu không can thiệp sớm và khắc phục, tình trạng diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới nhiều hệ luỵ như: tự kỷ, trầm cảm, lo ngại, rối loạn tăng động giảm chú ý, khó ngủ, mất kiểm soát ngôn ngữ, …

Vì vậy, cha mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh và khắc phục sớm nếu con có biểu hiện của hội chứng này. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị tic do di truyền, đối với trường hợp này không thể phòng ngừa, cách tốt nhất là tìm cách điều trị.

Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn vận động (tic) do xem ti vi, sử dụng điện thoại nhiều - Ảnh 3.

Tic kéo dài có thể khiến trẻ bị trầm cảm, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (Ảnh: Internet)

4. Cần phải quản lý trẻ sử dụng thiết bị thông minh đề phòng ngừa rối loạn vận động (tic)

Hội chứng rối loạn vận động (tic) diễn ra không hoàn toàn do trẻ sử dụng điện thoại hay tivi. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều thiết bị điện tử cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là sự phát triển trí não của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên có cách quản lý việc trẻ sử dụng điện thoại thông minh.

Một số phương pháp cha mẹ nên áp dụng để giúp con từ bỏ thói quen dùng tivi, điện thoại:

- Cha mẹ làm gương cho con, không sử dụng các thiết bị điện tử trước mặt con. Thay vào đó hãy nói chuyện và chia sẻ với con nhiều hơn.

- Tìm các trò chơi mới mà con hứng thú như xếp hình, đọc sách, chơi đồ hàng, đá bóng, …

- Khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động, thể dục hoặc làm việc nhà như lau dọn bàn, thu xếp đồ chơi gọn gàng, ... 

- Khuyến khích con nên đi chơi với bạn bè, nếu có điều kiện cha mẹ có thể mời bạn bè về nhà và tổ chức các cuộc chơi cho trẻ.

Trẻ bị mắc hội chứng rối loạn vận động (tic) do xem ti vi, sử dụng điện thoại nhiều - Ảnh 4.

Cha mẹ nên dành thời gian để chơi đùa và chia sẻ với con (Ảnh: Internet)

Lưu ý, đối với trẻ đang bị nghiện xem tivi, điện thoại, cha mẹ cần từ từ cắt giảm thời lượng sử dụng cho trẻ. Không nên ép con ngừng chơi một cách đột ngột, không quát mắng con.

Nhìn chung, hội chứng tic ở trẻ mới đầu có thể sẽ không rõ rệt và không ảnh hưởng nhiều sức khoẻ, đời sống của trẻ. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác, nhất là sức khoẻ tinh thần, trí não. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi con có những triệu chứng bất thường.

Điều quan trọng nhất khi trẻ mắc hội chứng này là sự đồng hành và chia sẻ từ cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn và chủ động chia sẻ tình cảm với con.

Nguồn tham khảoWhat causes different types of tic disorders?


Tác giả: Vân Anh