Tránh xa những sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ dưới đây nếu không muốn hại con

Tránh xa những sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ dưới đây nếu không muốn hại con
Có rất nhiều cách được các ông bố, bà mẹ chia sẻ để chữa tưa lưỡi cho con, thế nhưng nếu không cẩn thận, bố mẹ dễ mắc phải những sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ dấn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

1. Những sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ

Bài thuốc dùng lá ngót tươi để đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ từ lâu đã được nhiều người chia sẻ nhưng đây lại là một sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ tiềm ẩn nhiều hậu quả nguy hiểm.

Khi trẻ bị tưa lưỡi, nhiều mẹ thường lấy lá ngót tươi, giã nát, lấy phần nước lá ngót thấm vào gạc ngón tay để đánh tưa lưỡi. Theo nhiều người chia sẻ thì đây là kinh nghiệm dân gian đã được lưu truyền từ lâu nên rất an toàn và không thể gây hại.

Ảnh 2.

Lấy rau ngót chữa tưa lưỡi cho trẻ có thể làm bé bị tiêu chảy không ngừng (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, nhiều bạn nhỏ lại bị tiêu chảy không ngừng trong nhiều ngày liền do áp dụng phương pháp này. Nguyên nhân không phải do bài thuốc sai mà do những sai lầm của bố mẹ khi thực hiện.

Rất khó để chọn được lá ngót sạch đảm bảo hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, lá ngót được bón phân hóa học còn tồn dư trong lá hay nhiễm phải hóa chất bảo vệ thực vậy, nếu mẹ cứ thể lấy lá tươi đánh lên lưỡi bé sẽ không thể nào tránh khỏi nguy cơ tiêu chảy, đau bụng, thậm chí là ngộ độc phải cấp cứu.

Ảnh 3.

Mật ong được khuyên rằng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi do có thể gây ra ngộ độc (Ảnh: Internet)

Tương tự như vậy, mật ong cũng là một sai lầm khi chữa tưa lưỡi cho trẻ mà nhiều người mắc phải. Có nhiều thông tin cho rằng đường trong mật ong giúp sát khuẩn, kháng nấm nên có tác dụng trị tưa lưỡi. 

Thế nhưng trên thực tế, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì thành phần có thể gây ngộ độc với cơ thể non nớt của bé. Đánh tưa lưỡi trực tiếp bằng mật ong có thể không mang lại tác dụng mà còn gây hại ngược lại cho bé.

2... Và nguy cơ bị nấm miệng nặng

Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ là cần thiết để phòng tránh vi khuẩn, nấm gây tưa lưỡi nhưng nếu không áp dụng đúng cách và cẩn thận thì đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm nấm nặng hơn. Niêm mạc lưỡi của trẻ vốn rất mỏng manh, nếu mẹ vệ sinh không nhẹ nhàng có thể làm tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho nấm tấn công, cư trú và phát triển.

Ảnh 4.

Những mảng bám màu trắng trên bề mặt lưỡi của bé khi bị tưa lưỡi thường rất khó lấy ra (Ảnh: Internet)

Những mảng bám màu trắng trên bề mặt lưỡi của bé khi bị tưa lưỡi thường rất khó lấy ra. Nếu ở đó lâu ngày, những mảng nấm có nguy cơ lan rộng, không chỉ gây đau rát mà còn có thể khiến bé mất vị giác, chán ăn, bỏ bú liên tục. 

Nếu không điều trị kịp thời hoặc mắc phải những sai lầm khi chữa tưa lưỡi ở trẻ thì nấm có nguy cơ lan rộng rất nhanh, lan xuống cổ họng, phổi, dạ dày gây nấm phổi, thậm chí là nấm máu.

Để ngăn chặn nguy cơ lây lan nguy hiểm đó, cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời, sử dụng kháng sinh đúng cách để diệt nấm tận gốc, không cho lây lan và tưa lưỡi kéo dài.

Ảnh 5.

Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất (Ảnh: Internet)

Trẻ uống sữa công thức thường có nguy cơ bị tưa lưỡi cao hơn do cặn sữa thường bám lại trên lưỡi nhiều hơn, do đó một cách phòng chống hiệu quả bệnh này là nên cố gắng duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Khi áp dụng những bài thuốc dân gian, cần đảm bảo sự an toàn của nguyên liệu. Tốt nhất mẹ không nên đánh tưa lưỡi cho con bằng lá ngót hay nước muối vì chúng không vô trùng nên lưỡi của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nặng hơn.Hãy đưa trẻ đi khám sớm khi có bất cứ dấu hiệu tưa lưỡi nào để được điều trị kịp thời bố mẹ nhé!

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên